Thứ năm 06/02/2025 00:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Quảng Ninh: Ánh sáng của bệnh viện và góc khuất của chính sách?

15:11 | 25/02/2019

(Xây dựng) - Sau gần nửa thế kỷ (tức là từ ngày 27/2/1971), UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký quyết định thành lập Bệnh viện với tên gọi ban đầu là Bệnh viện tâm thần kinh với chỉ tiêu 30 giường bệnh, 25 biên chế với chức năng nhiệm vụ là khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần cho nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh.


Tọa lạc sát một dãy núi – Vùng đệm vịnh Bái Tử Long, bệnh viện sạch và đẹp như một công viên bởi vườn cây xanh tốt.

Qua 48 năm xây dựng và phát triển, đến nay Bệnh viện đã được nâng hạng lên bệnh viện hạng II, chuyên khoa có chức năng khám, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng tâm thần cho người bệnh tâm thần với chỉ tiêu 280 giường bệnh. 135 cán bộ, nhân viên cũng chính là 135 những “Chiến sỹ hy sinh thầm lặng” đang ngày đêm chăm sóc sức khỏe tâm thần cho hàng trăm bệnh nhân một cách tận tụy mà không quản gian khó.

Tự hào sau gần nửa thế kỷ

Từ năm 2008, Sở Y tế Quảng Ninh đã nâng cấp và giao cho Bệnh viện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe, tâm thần một cách cụ thể: Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần trên toàn địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ tiếp theo là giám định sức khỏe tâm thần và quản lý, điều trị cho người bệnh tâm thần tại cộng đồng; quản lý, chăm sóc, điều trị bệnh nhân tâm thần vô thừa nhận, lang thang, bị bỏ rơi…

Với nhiệm vụ hết sức nặng nề, Bệnh viện hiện đã có 328 giường bệnh thực kê (kế hoạch ban đầu là 190 giường); 146 cán bộ, viên chức, công nhân; 10 khu nhà từ điều hành đến khám và điều trị được xây dựng (gồm 2 khu 2 tầng, 8 khu 1 tầng). Hiện tại, Bệnh viện được trang bị các máy móc, thiết bị như: Máy đo điện não, máy đo lưu huyết não, máy siêu âm 3D, máy siêu âm Dopler MMN, máy chụp X-quang, máy xét nghiệm huyết học bán tự động, máy xét nghiệm nước tiểu tự động, máy sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao…

Từ năm 2008, Bệnh viện được giao thêm nhiệm vụ quản lý, chăm sóc bệnh nhân tâm thần lang thang, vô thừa nhận. Hiện nay, số người bệnh này tới từ trong, ngoài tỉnh và cả từ phía Trung Quốc đến đã hơn 40 bệnh nhân. Đây là số bệnh nhân bị thất lạc hoặc thân nhân bỏ rơi và có thể họ sẽ lưu trú tại Bệnh viện đến hết đời. Với số nhân viên, kinh phí hỗ trợ phục vụ cho riêng những bệnh nhân này hiện đã quá tải, hết sức khó khăn… Đây hầu hết là những bệnh nhân khó có thể tự phục vụ cá nhân nên nhân viên bệnh viện phải túc trực 24/24 giờ và phải làm vệ sinh cá nhân cho họ trong điều kiện hết sức khó khăn, nguy hiểm…

Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, Bệnh viện đã gồng mình quản lý và điều trị cho hơn 600 bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy, ma túy đá, gần 2000 bệnh nhân rối loạn tâm thần do sử dụng rượu. Để điều trị và quản lý những bệnh nhân này đối với đội ngũ cán bộ y tế Bệnh viện là hết sức khó khăn, nguy hiểm trong khi hành lang pháp lý chưa kịp quy định cụ thể.

Ví dụ, những bệnh nhân bị phê ma túy đá có thể giết người hàng loạt không thể kiểm soát trong khi nhân viên y tế “chân yếu, tay mềm” không được sử dụng công cụ hỗ trợ… Hoặc thậm chí khi cắt cơn, ra viện họ tái sử dụng ma túy đá… trong cơn phê họ tìm tới nhân viên đã phục vụ mình để “trả thù”… Đó là những vấn đề tuy chưa xảy ra nhưng không một cán bộ y tế nào không canh cánh lo sợ

Một vấn đề khác, nói chung những bệnh nhân tuy rối loạn tâm thần nhưng sinh lý phát triển bình thường, trong môi trường nuôi “nhốt” có thể họ sẽ tấn công tình dục với những nhân viên y tế khác giới… Và tuy các nhân viên y tế tại đây rất ngại nói ra cụ thể nhưng những người bị tấn công mà cắn răng cam chịu bởi lẽ ai lại đi kiện người mất hành vi năng lực dân sự bao giờ.

Một triệu ba trăm nghìn đồng có đủ chăm sóc người bệnh?

Đó là số tiền Nhà nước hỗ trợ chăm sóc mức sống cho mỗi người vô thừa nhận mắc bệnh tâm thần trong một tháng (chỉ được 10 tháng/năm – khoảng 1 triệu đồng/tháng tính theo năm, chưa có tiền khám chữa bệnh)  mà hiện nay đã có tới 45 bệnh nhân đang “an cư” tại Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Quang Hanh.  Với số tiền ít ỏi này để chăm sóc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, chăm sóc y tế 24 h/24h trong ngày, trong điều kiện thần kinh họ bất ổn, bất thường… đang là “bài toán” khó, chưa nói gì đến chăm sóc ý tế?


Vừa là bác sỹ vừa là ''bảo mẫu'', đó là những '' Chiến sỹ thầm lặng'' tại Bệnh viện Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Quang Hanh.

Trong khi nguồn ngân sách chi phí thường xuyên bị cắt, thay vào đó tiền lương của bệnh viện do nguồn viện phí “gánh” , vậy thì 1,3 triệu đồng có đủ chi phí sinh hoạt, ăn uống, khám chữa bệnh cho những bệnh nhân tâm thần vô thừa nhận đủ mọi lứa tuổi này?

Được biết, năm 2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chi 88 triệu đồng để giúp các bệnh nhân tâm thần vô thừa nhận mua thẻ bảo hiểm y tế. Nhưng sau đó các cấp, các ngành đều bế tắc bởi họ đều là những đối tượng không có tên tuổi, địa chỉ, giấy tờ tùy thân... nên không thể đủ cơ sở pháp lý mua thẻ bảo hiểm và vấn đề trở nên bế tắc.


Bác sỹ đang cạo râu cho một người vô thừa nhận mắc bệnh tâm thần.

Một vấn đề gần giống như một nghịch lý là 45 người vô thừa nhận này đáng lẽ phải được Sở Lao động thương binh xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng nhưng lại chuyển phần việc này cho Bệnh viện (chức năng của Bệnh viện là khám và điều trị bệnh chứ không phải nuôi dưỡng), tuy nhiên vì họ bị bệnh tâm thần nên “đương nhiên” được giao cho Bệnh viện “tiện tay” chăm sóc một thể…


Chăm sóc bệnh nhân tâm thần nữ vô thừa nhận là nhiệm vụ hết sức phức tạp và vất vả.

Như vậy là “gánh nặng” được trút cho Bệnh viện bởi một sự thách đố: Hãy cố gắng “mò” xem có hướng dẫn nào mua được bảo hiểm y tế cho những đối tượng mất hành vi năng lực dân sự, không xác định được nhân thân? Câu trả lời là Không! Vậy thì cán bộ, nhân viên, bác sỹ hãy “vui lòng” chăm sóc và “ tự thân” giải quyết những vấn đề chăm sóc y tế… Và tất nhiên sau đó “ngửa tay xin” cấp ngân sách hỗ trợ cũng còn phải chờ xem có hướng dẫn nào không đã.

Trước đó, năm 2016, Bệnh viện Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Quang Hanh có đề nghị cấp trên cấp kinh phí bổ sung hơn 1 tỉ đồng vì mức đã cấp hơn  900 triệu đồng/40 người vô thừa nhận mắc bệnh tâm thần là không đủ chi. Tuy nhiên câu trả lời vẫn là “không” tròn trĩnh bởi vẫn khúc mắc về chính sách hướng dẫn cho vấn đề này.


Những bệnh nhân tâm thần đang ở trong những căn nhà xây từ năm 1971 đã xuống cấp trầm trọng.

Hiện nay, những bệnh nhân tâm thần vô thừa nhận tại Bệnh viện Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Quang Hanh có tổng số là 45 người. Những người này sinh sống “an cư” tại đây, chỉ có một số ít được gia đình tìm về, nhưng lại được bổ sung bằng những đối tượng tương tự khác hàng năm. Đặc biệt, có một số người nước ngoài (nghi là người Trung Quốc) gần như cũng “định cư” vĩnh viễn tại đây. Họ  đang “an tọa” trên 45 giường đáng lẽ dành cho bệnh nhân điều trị để mang lại một phần nguồn thu chi lương cho Bệnh viện.

Các nhân viên, bác sỹ ở đây cho biết, trời rét, mưa có khi những bệnh nhân này đêm không ngủ mà nằm dưới đất, ra đày mưa… nhân viên lại phải giúp họ bởi nếu họ đổ bệnh thì thanh toán tiền thuốc, viện phí cho họ là cả một sự “gay go”… Không những thế, nhiều người già, người mắc bệnh mãn tính khác thì việc chi phí thường xuyên khám và uống thuốc là rất tốn kém không thể trích trong số tiền ăn, ở của họ 1 triệu đồng/tháng chưa đủ được.


Người nước ngoài vô thừa nhận mắc bệnh tâm thần (nghi là người Trung Quốc).

Còn nhớ vụ án mạng kinh hoàng xảy ra năm 2008 do Hà Văn Pẩu ở xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) giết hại và ăn thịt trẻ con. Đáng lẽ Pẩu bị tuyên án tử hình, nhưng qua nhiều lần giám định pháp y tâm thần, cơ quan chức năng đã xác định: Pẩu là bệnh nhân tâm thần. Pẩu trở về nhà. Cái tin Pẩu khỏi bệnh khiến cả xã Đồng Giáp kinh hãi, họ lo sợ liệu có một vụ án mạng nữa sẽ xảy ra? Bởi không ai dám chắc, lúc nào Pẩu lại lên cơn điên?

Vậy thì, công lao của những “Chiến sỹ thầm lặng” tại Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Quảng Ninh đang chăm sóc 45 bệnh nhân tâm thần vô thừa nhận và còn chưa biết con số cuối cùng, thời gian cuối cùng dừng ở đâu là vô cùng to lớn đối với xã hội. Bởi, vô hình chung họ đã phòng ngừa biết bao đối tượng như Pẩu, từ đó mà những vụ án mạng kinh hoàng do bệnh nhân tâm thần thực hiện không thể xảy ra.

Có lẽ nào những cơ quan ban hành chính sách lại để sót, bỏ quên khi chính sách chăm sóc cho những người bệnh đáng thương này đang đè lên vai người thầy thuốc. Những giải pháp ở đây là: Hoặc các chính sách chi phí ăn ở, khám chữa bệnh cho họ phải được Nhà nước chi trả đầy đủ; hoặc là có cơ quan đứng ra bảo hộ để họ được áp dụng chính sách mua bảo hiểm y tế? Trong trường hợp luật chưa hướng dẫn thì địa phương có thể thông qua Hội đồng Nhân dân để xin ý kiến được   không?

Như vậy, có thể nói Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Quang Hanh đã và đang phát triển lên vị trí hàng đầu ở vùng Đông Bắc, đang ngày đêm chăm sóc sức khỏe, tâm thần cho người dân không mệt mỏi. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân tâm thần vô thừa nhận trong và ngoài nước cứ tăng dần theo từng năm và có xu hướng họ nương lại suốt đời – Đó là câu hỏi, là “bài toán” mà các cấp chính quyền địa phương và Trung ương cần phải quan tâm, cần phải giải.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh: Khánh thành 2 Trung tâm Y tế mới

    (Xây dựng) - Sáng 3/2, trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức 2 Lễ khánh thành Trung tâm Y tế huyện Yên Phong và Trung tâm Y tế thị xã Thuận Thành, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: 3 bệnh viện nghìn tỷ sẽ hoạt động năm 2025

    (Xây dựng) - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2025, 3 bệnh viện xây mới tại khu vực cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi vào hoạt động gồm: Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi.

  • Điều kiện hưởng quyền lợi miễn chi phí cùng chi trả BHYT

    (Xây dựng) - Bố của bà Lương Thị Thanh Phương (Khánh Hòa) đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế phường. Tháng 3/2024, bố của bà bị tai biến (di chứng liệt nửa người), nên xin giấy chuyển viện đến bệnh viện tuyến tỉnh, sau đó bệnh viện tuyến tỉnh chuyển bố của bà đến bệnh viện y học cổ truyền điều trị nội trú dài hạn.

  • Trung tâm kính thuốc, kính mắt, máy trợ thính Thanh Hóa: Phát triển và trưởng thành

    (Xây dựng) - Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu của từng bác sĩ, y tá và nhân viên của cửa hàng. Không chỉ đơn giản là những dịch vụ về khám mắt, giá trị cốt lõi của Trung tâm Kính thuốc – kính mắt – máy trợ thính Thanh Hóa đem đến giải pháp hoàn hảo nhằm đảm bảo thị lực và chăm sóc đôi mắt của khách hàng.

  • Trao hơn 400 triệu đồng hỗ trợ các bệnh nhân Bệnh viện Tim Hà Nội

    (Xây dựng) - Nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ sắp tới, Bệnh viện Tim Hà Nội đã trao tặng đến các bệnh nhân đang điều trị những phần quà nhỏ, nhằm động viên tinh thần giúp người bệnh đón thêm một mùa Xuân ấm áp, yêu thương.

  • Lâm Hà (Lâm Đồng): Đảm bảo hạ tầng và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

    (Xây dựng) - Các trạm y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng ngày càng được củng cố, hoàn thiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nhằm góp phần làm giảm quá tải cho tuyến trên, giảm chi phí khám, chữa bệnh cho người bệnh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load