Thứ tư 29/01/2025 06:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Viglacera tiên phong phát triển xanh

Bài 1: Đưa VLXD thương hiệu Viglacera ra thế giới với “hộ chiếu xanh”

09:04 | 20/09/2024

LTS: Từ những năm 2010, Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) bắt đầu theo đuổi, phát triển các dự án xanh. Đến nay, Viglacera đã và đang phát triển nhiều dự án xanh ở 2 lĩnh vực chủ chốt là sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD), đầu tư bất động sản. Việc tiên phong phát triển xanh không chỉ đem lại lợi ích, hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư và khẳng định bước tiến chủ động đón đầu các “sân chơi” hội nhập như WTO, TPP… mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tham gia, đồng hành cùng Chính phủ trong việc hiện thực hóa cam kết giảm phát thải khí nhà kính về 0 (net zero) vào năm 2050 của Việt Nam tại COP 26.

(Xây dựng) - Ngành Xây dựng là một trong những ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính (KNK) lớn trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Trong đó, sản xuất VLXD là một trong những lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng, phát thải lớn của ngành Xây dựng. Nhận thức được điều này, từ những năm 2010, Viglacera bắt đầu phát triển các sản phẩm VLXD xanh, thân thiện với môi trường, vừa trực tiếp giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải KNK, vừa góp phần phát triển kiến trúc xanh, công trình xanh tại Việt Nam.

Bài 1: Đưa VLXD thương hiệu Viglacera ra thế giới với “hộ chiếu xanh”
Viglacera khởi đầu công cuộc chuyển đổi xanh với sản phẩm bê tông khí chưng áp.

Khởi đầu công cuộc chuyển đổi xanh với vật liệu bê tông khí chưng áp

Mở đường công cuộc chuyển đổi xanh tại Viglacera chính là việc đầu tư và đưa vào sản xuất Nhà máy Bê tông khí chưng áp Viglacera, công suất 200.000m3/năm, tương đương với 130 triệu viên gạch QTC/năm, tại Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh), năm 2010. Đây là nhà máy sản xuất sản phẩm vật liệu xây không nung bằng công nghệ khí chưng áp đầu tiên tại miền Bắc, được Viglacera đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, sử dụng ít lao động…

Ngay khi vào thị trường, gạch bê tông khí chưng áp (AAC) được coi là VLXD thế hệ mới, thân thiện với môi trường. Bởi là vật liệu xây không nung (VLXDKN) nên việc phát thải khí CO2 ra môi trường gần như bằng 0. Toàn bộ quy trình sản xuất được tuần hoàn nguyên - nhiên vật liệu nên tiêu tốn rất ít năng lượng và tài nguyên. Sản phẩm nhẹ, cách âm, cách nhiệt tốt, giúp giảm tải trọng cho công trình, đem lại lợi ích thiết thực về chi phí và độ bền cho chủ đầu tư cũng như người sử dụng.

Bài 1: Đưa VLXD thương hiệu Viglacera ra thế giới với “hộ chiếu xanh”
Sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp Viglacera.

Cũng như bất kỳ sản phẩm VLXD mới nào khác, ở giai đoạn đầu, việc tiêu thụ sản phẩm chồng chất khó khăn. Thói quen tiêu dùng mới chưa hình thành, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và các quy phạm pháp luật đối với sản phẩm chưa được thiết lập. Viglacera phải hết sức nỗ lực, từng bước đưa sản phẩm phổ cập tới đời sống xây dựng. Một mặt, Viglacera chủ động tham gia cùng các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách cho vật liệu xây không nung nói chung, sản phẩm AAC nói riêng.

Các sản phẩm bê tông khí chưng áp giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí trong quá trình xây dựng, bao gồm 10% - 12% chi phí kết cấu, 15% - 20% chi phí vữa xây trát, 25% - 35% chi phí nhân công, giảm 10% - 20% thời gian thi công…

Mặt khác, Viglacera vừa nâng cấp sản phẩm, vừa phát hành Sổ tay hướng dẫn quy trình thi công; tổ chức hội thảo tập huấn kỹ thuật thi công đến đông đảo nhà thầu; đẩy mạnh đưa sản phẩm đến với khách hàng thông qua hệ thống đại lý, bán hàng và truyền thông… Viglacera tiên phong đưa sản phẩm gạch AAC vào xây dựng chính các dự án bất động sản do Viglacera làm chủ đầu tư, như: Khu đô thị Đặng Xá, dự án Chung cư cao cấp Thăng Long Number One…

Khi thị trường hình thành thói quen sử dụng gạch không nung, nắm được đặc tính và quy cách thi công… dần dần gạch AAC Viglacera có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước.

Bài 1: Đưa VLXD thương hiệu Viglacera ra thế giới với “hộ chiếu xanh”
Tấm panel ALC của Viglacera được ứng dụng trong các công trình xây dựng.

Trên đà thành công, năm 2018, Viglacera tiếp tục đầu tư cho dây chuyền sản xuất tấm panel ALC, công nghệ hiện đại của Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là dây chuyền duy nhất sản xuất tấm panel ALC có cốt thép… Vẫn mang những ưu điểm của gạch AAC nhưng nhờ có kết cấu cốt thép, tấm panel ALC có thêm điểm cộng khác như: Cường độ nén, khả năng chống va đập và chịu uốn lớn, khả năng chịu tải cao, độ bền cao; khổ tấm lớn, linh hoạt độ dài giúp thi công dễ dàng, nhanh chóng; kỹ thuật xây dựng mang tính công nghiệp cao… Tấm panel ALC Viglacera nhanh chóng chiếm thị phần cao tại thị trường miền Bắc.

Vượt qua thách thức thưở ban đầu, sản phẩm bê tông khí chưng áp Viglacera ngày càng được hoàn thiện, từng bước thâm nhập thị trường quốc tế. Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất của quốc tế như tiêu chuẩn EN 771-4 của châu Âu, GTB 23451-2009 của Trung Quốc, tiêu chuẩn xanh (Standard of Green mark) của Hội đồng Công trình xanh Singapore (Singapore Green Building Product Certificate - SGBC).

Năm 2023, sản phẩm bê tông khí chưng áp Viglacera đã được Hội đồng Công trình xanh Singapore trao chứng nhận “Sản phẩm tiêu chuẩn cho công trình xanh”. Đây là chứng nhận được ghi nhận toàn cầu, là “tấm hộ chiếu xanh” giúp xuất khẩu sản phẩm ra các nước trên thế giới thuận lợi. Với “tấm hộ chiếu xanh” này, sản phẩm bê tông khí chưng áp Viglacera đã được xuất khẩu sang Úc, góp phần nâng tầm vị trí, thương hiệu VLXD Việt trên thị trường quốc tế.

Bài 1: Đưa VLXD thương hiệu Viglacera ra thế giới với “hộ chiếu xanh”
Sản phẩm bê tông khí chưng áp Viglacera đã được Hội đồng Công trình xanh Singapore trao chứng nhận “Sản phẩm tiêu chuẩn cho công trình xanh”.

Vật liệu “xanh trong sản xuất, xanh trong xây dựng, xanh trong sử dụng”

Ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty Cổ phần Bê tông khí Viglacera nhận định: Gạch AAC và tấm panel ALC Viglacera được coi là vật liệu “xanh trong sản xuất, xanh trong xây dựng, xanh trong sử dụng”.

Lý giải nhận định trên, ông Nguyễn Hồng Phong cho biết, nguồn nguyên liệu đầu vào của sản phẩm chủ yếu là cát, thạch cao. Trải qua quá trình rung ép, không nung, không tiêu tốn nhiều nhiên liệu, nên quá trình sản xuất sản phẩm không phát sinh khí thải, nước thải, chất thải rắn.

Trong xây dựng, do vật liệu nhẹ, nên tiết kiệm chi phí kết cấu móng công trình. Vật liệu có bề mặt phẳng, kích thước chính xác cao, giúp tiết kiệm vữa trát do lớp vữa xây và trát mỏng. Vật liệu khổ lớn, dễ dàng cơ giới hóa, nhờ đó đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí ca máy và chi phí quản lý dự án…

Trong quá trình vận hành công trình, do vật liệu có khă năng cách nhiệt cao, giữ cho công trình mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nên chi phí năng lượng làm mát hoặc sưởi ấm công trình giảm.

Ông Nguyễn Hồng Phong cho biết, đến nay, Viglacera phát triển đa dạng cơ cấu sản phẩm Bê tông khí chưng áp, đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc phát triển sản phẩm cho thấy tầm nhìn chiến lược của Viglacera trong nắm bắt xu thế, táo bạo đi trước đón đầu, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ mới phát triển vật liệu xanh, thân thiện với môi trường của Tổng Công ty Viglacera từ gần 15 năm trước là đúng hướng. Từ đây, thương hiệu Viglacera - nhà sản xuất VLXD hàng đầu Việt Nam - được định vị ở vị thế mới: Nhà đầu tư tiên phong phát triển VLXD xanh.

Theo ThS. Trần Phương, Trưởng phòng Công trình xanh và Tiết kiệm năng lượng (Viện Khoa học công nghệ Xây dựng, Bộ Xây dựng) một trong những giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế tối đa giảm phát thải chính là việc sử dụng vật liệu xanh. Các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xanh có thể tiết giảm lên đến 50% khí thải nhà kính, góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra trên toàn cầu. Vì thế, vật liệu xanh đang dần trở thành xu hướng và được dự báo có thể sẽ thay thế hẳn các vật liệu khác trong tương lai. Hiện tại, vật liệu xanh đang được khuyến khích sử dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Bài 2: Lấy công nghệ xanh làm trục cốt lõi, sản xuất xanh làm kim chỉ nam

Tâm Anh Thư

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn

    (Xây dựng) - Năm 2024, UBND huyện Kỳ Anh chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã xử lý kịp thời các kiến nghị trong công tác khai khoáng sản trên địa bàn, nhằm đảm bảo an ninh trật tư an toàn xã hội.

  • Sen vòi "Made in Vietnam": Công nghệ xanh từ phủ PVD

    (Xây dựng) - Ngành sản xuất sen vòi tại Việt Nam đang đánh dấu bước chuyển mình quan trọng với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và cam kết phát triển bền vững. Tiêu biểu trong số đó là ứng dụng công nghệ phủ PVD (Physical Vapor Deposition) – giải pháp tiên tiến giúp gia tăng độ bền, chống ăn mòn, và mang lại bề mặt sáng bóng, tinh tế. Các sản phẩm sản xuất nội địa với chất lượng đạt chuẩn quốc tế không chỉ khẳng định năng lực công nghệ trong nước mà còn đáp ứng xu hướng sống xanh và nâng tầm không gian sống hiện đại.

  • Quảng Bình: Phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú vừa ký Quyết định số 166/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load