Thứ sáu 06/12/2024 04:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Biến chất thải thành tài nguyên cho ngành Xây dựng

Bài 1: Biến tro, xỉ, thạch cao từ chất thải thành tài nguyên

00:00 | 01/10/2024

LTS: Nhiều năm qua, ngành Xây dựng đã chú trọng phát triển kinh tế tuần hoàn. Thông qua các hoạt động nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất, ngành Xây dựng đã và đang xử lý, tận dụng chất thải của các ngành Công nghiệp khác như: Tro, xỉ nhà máy nhiệt điện, bã thải gyps của các nhà máy hóa chất, chất thải công nghiệp, xà bần… làm nguyên – nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) và sử dụng trong các công trình xây dựng. Với những nỗ lực này, ngành Xây dựng đang thiết thực giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm phát phải, giảm tác động tiêu cực đến môi trường; thiết thực hướng đến phát triển xanh, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

(Xây dựng) – Việc xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và sử dụng trong các công trình xây dựng không chỉ tạo ra nguồn nguyên liệu thay thế cho một lượng lớn khoáng sản phải khai thác từ tự nhiên mà còn góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Bài 1: Biến tro, xỉ, thạch cao từ chất thải thành tài nguyên
Xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất VLXD góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường…

Phát thải tro, xỉ thạch cao lớn thế nào?

Các nhà máy nhiệt điện dùng than để đốt. Khi đốt, tro của than, phần nhẹ bay lên là tro bay, chiếm khoảng từ 80% - 85%, phần tro nặng hơn rơi xuống là tro đáy, xỉ, chiếm khoảng 15% - 20%. Các nhà máy nhiệt điện ứng dụng công nghệ lọc bụi tĩnh điện thu lại lượng tro bay này. Tro bay theo hệ thống, được hòa chung vào tro đáy và chuyển ra bãi chứa. Hiện cả nước hiện có 31 nhà máy nhiệt điện đốt than đang hoạt động, tổng lượng tro, xỉ phát thải hơn 18 triệu tấn/năm.

Nếu tro, xỉ là chất thải công nghiệp của các nhà máy nhiệt điện thì gyps là bã thải thạch cao của các nhà máy sản xuất hóa chất và phân bón (DAP). Theo số liệu từ Bộ Công Thương và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, hiện cả nước có 3 nhà máy phát thải bã gyps lớn là Nhà máy DAP Đình Vũ (Hải Phòng), Nhà máy DAP số 2 Lào Cai, Nhà máy DAP Đức Giang – Lào Cai. Một số nhà máy sản xuất acid phosphoric có quy mô nhỏ khác cũng thải bã gyps. Tổng lượng phát thải bã thải gyps của các nhà máy gần 1,4 triệu tấn/năm.

Với lượng chất thải công nghiệp đồ sộ nói trên, các nhà máy phát thải cần đến diện tích lớn để làm bãi chứa và chịu áp lực trong việc bảo vệ môi trường, nhất là trong bối cảnh, các địa phương ngừng cấp phép mở rộng bãi chứa chất thải. Tình trạng này đã thay đổi khi tro, xỉ, thạch cao được xác định không phải là chất thải nguy hại, có thể sử dụng trong sản xuất VLXD và trong công trình xây dựng.

Xử lý chất thải thành tài nguyên thay thế

Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, kết quả phân tích thành phần khoáng vật, thành phần hóa học tro xỉ của ngành Xây dựng Việt Nam và các tổ chức quốc tế đều khẳng định: Thành phần của tro, xỉ chủ yếu là oxit silic, oxit nhôm, oxit sắt, oxit canxi hay các oxit kiềm khác. Đây cũng là các thành phần hóa học chủ yếu trong các loại sản phẩm VLXD vô cơ mà ngành Xây dựng sử dụng thường xuyên. Yếu tố kim loại nặng và những yếu tố rất độc hại từ than cho tới tro bay không vượt ngưỡng. Tro, xỉ thu được trong quá trình đốt cháy than ở trong nhà máy nhiệt điện an toàn, không độc hại, rất tốt để ứng dụng sản xuất VLXD.

Bài 1: Biến tro, xỉ, thạch cao từ chất thải thành tài nguyên
Sản phẩm VLXD làm từ tro, xỉ an toàn khi sử dụng.

Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng dẫn chứng kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học của Hoa Kỳ cho thấy: Tro, xỉ là loại thải phẩm công nghiệp, không phải là loại thải phẩm độc hại. Trên thế giới, các nước khuyến nghị người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng những sản phẩm VLXD làm từ tro, xỉ.

Tại Việt Nam, công nghệ xử lý tro, xỉ chủ yếu bao gồm 2 bước chính. Bước thứ nhất là thu lại tro, xỉ sau khi đốt - đưa ra bãi chứa - xử lý để tro, xỉ đảm bảo thành phần, tính chất để có thể sử dụng làm nguyên liệu thay thế đất, cát trong sản xuất một số loại VLXD như gạch không nung, xi măng, bê tông, vữa xây…; hoặc đủ điều kiện để làm vật liệu san lấp, ổn định nền đất yếu ở các khu vực nhiễm mặn…

Tương tự, trên thế giới, bã gyps phát thải từ các nhà máy hoá chất, phân bón được tận dụng chế biến thành thạch cao phospho (PG) làm phụ gia xi măng (XM) và làm vật liệu san nền thay thế cho vật liệu khai thác từ thiên nhiên.

Ở trong nước, hiện nay thạch cao PG mới sử dụng làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết cho XM thay thế cho thạch cao thiên nhiên. Việc sử dụng thạch cao PG làm vật liệu san lấp, đắp nền đường thay thế vật liệu truyền thống vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm…

Đánh giá được tầm quan trọng của việc tái sử dụng các loại phế thải công nghiệp tro, xỉ, gyps, ngày 23/09/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất VLXD.

Tiếp đó, ngày 12/04/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 452/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng.

Đặc biệt, ngày 26/3/2021, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng.

Tại Khoản 2, Điều 65, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ quy định rõ: Tro, xỉ, thạch cao được phân định là chất thải rắn công nghiệp thông thường và các chất thải rắn công nghiệp thông thường khác đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng làm nguyên liệu sản xuất VLXD, san lấp mặt bằng do cơ quan có thẩm quyền ban hành được quản lý như đối với sản phẩm hàng hóa VLXD. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển…

Mới nhất, tại Chỉ thị 28/CT-TTg, ngày 26/08/2024 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ VLXD, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa yêu cầu: “Ban hành các chính sách ưu đãi về sử dụng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, phế thải một số ngành công nghiệp như tro xỉ, thạch cao..., làm nhiên liệu, nguyên liệu thay thế trong sản xuất XM và các VLXD khác”.

Bài 1: Biến tro, xỉ, thạch cao từ chất thải thành tài nguyên
Bộ Xây dựng cùng các Bộ, cơ quan liên quan đã xây dựng và ban hành ban hành 24 tiêu chuẩn, 1 quy chuẩn, 8 chỉ dẫn kỹ thuật, 3 định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD.

Sự vào cuộc của các Bộ, ngành

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng cùng các Bộ, cơ quan liên quan đã khẩn trương vào cuộc, xây dựng và ban hành ban hành 24 tiêu chuẩn, 1 quy chuẩn, 8 chỉ dẫn kỹ thuật, 3 định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng. Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục thẩm định 5 dự thảo tiêu chuẩn quốc gia TCVN liên quan lĩnh vực này.

Bộ Xây dựng cũng tổ chức Đoàn công tác đến làm việc và kiểm tra việc xử lý, tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện: BOT Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Quảng Ninh, BOT Mông Dương 2. Kết thúc quá trình kiểm tra, Bộ đã có những kiến nghị, chỉ đạo về việc tiếp tục đẩy mạnh xử lý tro, xỉ đối với các đơn vị.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện đề án xử lý tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao tại 27 cơ sở là các nhà máy nhiệt điện, hóa chất phân bón. Kết quả kiểm tra cho thấy, tất cả các nhà máy đã lập và phê duyệt đề án xử lý tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao. Tro, xỉ, thạch cao cơ bản hợp chuẩn, hợp quy, phù hợp làm nguyên liệu sản xuất VLXD, phù hợp làm vật liệu san lấp.

Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải công bố TCCS 02:2022/VKHCN “Đường giao thông nông thôn - Lớp đá dăm chèn vữa xi măng sử dụng tro bay nhà máy nhiệt điện đốt than - Thi công và nghiệm thu” để làm cơ sở áp dụng cho các đường giao thông nông thôn. Trên cơ sở đó, việc sử dụng vật liệu tro, xỉ trong xây dựng công trình giao thông đã được một số địa phương như tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương… quan tâm, đẩy mạnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng tích cực chỉ đạo đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi do Bộ là đơn vị quyết định đầu tư có sử dụng tro bay của các nhà máy nhiệt điện. Bộ này đã xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13568:2022 về sử dụng tro bay trong công trình thủy lợi và đê điều.

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian vừa qua, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Trong đó, các nội dung liên quan đến việc quản lý tro, xỉ, thạch cao đã được xây dựng theo hướng thuận lợi và hiệu quả hơn

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì rà soát và sửa đổi một số nội dung của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT theo hướng quy định liên quan đến quản lý chất thải (bao gồm tro, xỉ, thạch cao) đảm bảo phù hợp với thực tiễn quản lý.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện đề án quản lý tro xỉ đã được phê duyệt đối với một số cơ sở phát sinh tro, xỉ, thạch cao…

Bài 1: Biến tro, xỉ, thạch cao từ chất thải thành tài nguyên
Hành lang pháp lý về việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón cơ bản đầy đủ.

Sự vào cuộc tích cực của địa phương và khối doanh nghiệp

Với việc ban hành đầy đủ hành lang pháp lý và kỹ thuật tạo điều kiện cho việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón nói trên, các địa phương và các doanh nghiệp đã hứng khởi vào cuộc.

Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Xây dựng, các địa phương cơ bản thực hiện nghiêm túc các nội dung Chỉ thị số 08/CT-TTg như: Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh về nghiên cứu sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất VLXD và sử dụng trong công trình xây dựng; Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong công trình xây dựng.

Tất cả các địa phương có các nhà máy phát thải tro, xỉ, thạch cao trên địa bàn đều không cấp phép mở rộng các bãi thải tro, xỉ, thạch cao đã được phê duyệt trước đây.

Các địa phương đều có văn bản chỉ đạo các chủ đầu tư công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách địa phương ưu tiên sử dụng tro, xỉ, thạch cao đạt chuẩn và các sản phẩm VLXD sử dụng tro, xỉ, thạch cao trong thành phần, đồng thời triển khai công tác thông tin tuyên truyền để các cơ sở sản xuất VLXD nghiên cứu sử dụng tro, xỉ thạch cao làm nguyên liệu sản xuất...

Cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp khoa học trong việc xử lý tro xỉ, thạch cao, điển hình là Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường. Năm 2007, doanh nghiệp này đã đưa Nhà máy Tro bay Phả Lại tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, công suất 1 triệu tấn/năm vào hoạt động. Đây là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành nhà máy xử lý tro, xỉ phế thải của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại bằng công nghệ tuyển ướt và sấy khô đồng bộ.

Bài 1: Biến tro, xỉ, thạch cao từ chất thải thành tài nguyên
Nhà máy Tro bay Phả Lại đã xử lý triệt để trên 20 triệu tấn tro, xỉ tồn đọng.

Với công nghệ này, Nhà máy Tro bay Phả Lại đã xử lý triệt để trên 20 triệu tấn tro, xỉ tồn đọng, lưu chứa tại 2 hồ Khe Lăng và Bình Giang của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, trả lại hơn 90ha diện tích hồ cho địa phương sử dụng làm nơi lưu chứa nước sạch, qua đó góp phần giải quyết bài toán môi trường, đảm bảo an toàn vận hành cho Nhiệt điện Phả Lại.

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường Kiều Văn Mát cho biết, sản phẩm sau quá trình xử lý, tuyển tách là tro bay chất lượng cao, mang thương hiệu SCL- Fly Ash, đạt tiêu chuẩn Mỹ ASTM – C618 và tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam TCVN 10302:2014; QCVN 16:2019/BXD. Tro bay SCL được ứng dụng làm phụ gia khoáng trong thi công đập bê tông đầm lăn các công trình thủy điện như Sơn La, Bản Chát, Trung Sơn, Lai Châu và thủy điện Xekaman, Nam Theun, Nam Sam 3 (Lào)... và là vật liệu thay thế sét, cát trong sản xuất một số VLXD xanh.

Đến nay, Công ty Sông Đà Cao Cường đã thực hiện xử lý lượng tro, xỉ thải ra hàng ngày của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại và các nhà máy nhiệt điện miền Bắc như Uông Bí, Mông Dương, Hà Khánh, Hải Phòng…

Từ năm 2021, Sông Đà Cao Cường tiếp tục đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý tro, xỉ và sản xuất VLXD mới tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 1 triệu tấn/năm. Nhà máy ra đời nhằm xử lý triệt để lượng tro, xỉ tồn đọng trên bãi xỉ của các nhà máy cụm nhiệt điện Vĩnh Tân.

Tiếp nối thành công và kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý tro xỉ nhiệt điện, năm 2009, Công ty Sông Đà Cao Cường đã đầu tư và chuyển giao công nghệ xử lý cho Công ty CP Thạch Cao Đình Vũ để khai thác, xử lý bã thải gyps của Nhà máy phân bón hóa chất DAP - VINACHEM, tạo ra sản phẩm là thạch cao nhân tạo với công suất 1 triệu tấn/năm (dạng bột); 750.000 tấn/năm (dạng viên) và hơn 36.000 tấn phụ gia khác.

Sản phẩm thạch cao nhân tạo đạt tiêu chuẩn TCVN 11833:2017, được ứng dụng làm nguyên liệu sản xuất XM, tấm trần, gốm sứ..., vừa giải quyết bài toán môi trường cho Khu công nghiệp Đình Vũ, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp cho ngành XM chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nước ngoài, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

Ngoài dự án nói trên, trong năm 2023, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã cấp quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, bổ sung mục tiêu xử lý tái chế bã gyps công suất 850.000 tấn/năm vào Nhà máy DAP số 2 của Công ty Cổ phần DAP số 2; cấp quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư bổ sung mục tiêu xử lý chế biến thạch cao công suất 800.000 tấn/năm vào Nhà máy sản xuất acid phosphoric của Công ty TNHH MTV hoá chất Đức Giang Lào Cai. Hiện các chủ đầu đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục, đầu tư xây dựng để đưa các dây chuyền vào hoạt động…

Bài 2: Tận dụng tro, xỉ, thạch cao trở thành nguyên liệu thay thế hiệu quả ra sao?

Tâm Anh – Mạnh Mai

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ngãi đấu giá gần 2,8 triệu m3 khoáng sản

    (Xây dựng) – Tỉnh Quảng Ngãi sắp tổ chức đấu giá quyền khai thác 5 mỏ cát, 2 mỏ đất và 1 mỏ đá chẻ, với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo gần 2,8 triệu m3.

    07:34 | 03/12/2024
  • Các lưu ý khi mua thép hộp và bảng giá thép hộp mới hiện nay

    (Xây dựng) - Thị trường thép hộp ngày càng phát triển với sự đa dạng từ các thương hiệu lớn như Hòa Phát, Hoa Sen,... Sự phong phú về quy cách, kích thước và chất lượng sản phẩm mang đến nhiều lựa chọn, nhưng cũng khiến khách hàng khó khăn khi quyết định. Thêm vào đó, giá thép hộp biến động theo thời điểm và yếu tố thị trường, gây không ít băn khoăn.

    17:14 | 02/12/2024
  • Khánh Hòa: Ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2025

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh năm 2025.

    11:39 | 01/12/2024
  • Kon Tum: Nhiều vướng mắc trong quản lý khoáng sản

    (Xây dựng) - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, nêu rõ những vướng mắc và bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn. Báo cáo nhấn mạnh các khó khăn liên quan đến thủ tục cấp phép, quy định pháp luật và quản lý thực tế tại địa phương.

    08:44 | 30/11/2024
  • Ngành Xi măng: Thách thức đa diện và đột phá công nghệ

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh chuyển đổi số, phát triển bền vững với những yêu cầu ngặt hơn về môi trường, ngành Xi măng đang chuyển mình mạnh mẽ, cần đột phá về công nghệ, giảm tiêu hao năng lượng, tối ưu hóa quản trị hệ thống… giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm giá thành để cạnh tranh và giảm phát thải CO2, tiến tới nền sản xuất Net Zero trong tương lai.

    20:01 | 29/11/2024
  • Nam Định: Hủy kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại mỏ cát Giao Thiện

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 2627/QĐ-UBND về việc hủy kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản cát tại khu vực S1, mỏ cát Giao Thiện trên sông Hồng, thuộc địa phận xã Giao Thiện (Giao Thủy) của Công ty Cổ phần Thủy sản Xuân Thủy (xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).

    16:28 | 29/11/2024
  • Dấu ấn chất lượng của Nhựa Bình Minh tại Triển lãm Vietbuild Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - Với sứ mệnh mang đến những sản phẩm chất lượng cao và giá trị tối ưu cho mọi công trình, Nhựa Bình Minh đã không ngừng nỗ lực và khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành sản xuất ống nhựa tại Việt Nam. Thương hiệu luôn hướng đến việc nâng tầm cuộc sống người tiêu dùng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của ngành xây dựng.

    15:48 | 29/11/2024
  • Quảng Trị: Nhiều doanh nghiệp đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản

    (Xây dựng) – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, Sở đã nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của 6 doanh nghiệp.

    15:43 | 29/11/2024
  • Quảng Nam: Giải quyết thủ tục về đầu tư, môi trường cho Công ty TNHH Ân Phát Tài tại mỏ cát, sỏi BTM3 và BTM5

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn giao các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Công ty TNHH MTV Ân Phát Tài hoàn chỉnh các hồ sơ có liên quan, tham mưu giải quyết các thủ tục về đầu tư, môi trường, đất đai và cấp giấy phép khai thác khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực BTM3, tổ Trấn Dương, thị trấn Trà My và khu vực BTM5, thôn 3, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My theo đúng quy định của pháp luật.

    14:50 | 29/11/2024
  • Hà Tĩnh: Rà soát quy hoạch, trữ lượng mỏ để khai thác hiệu quả, phục vụ các dự án đang triển khai trên địa bàn

    (Xây dựng) - “Thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương cần rà soát các bất cập, vướng mắc để trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết; rà soát quy hoạch, trữ lượng các mỏ để khai thác hiệu quả nhằm phục vụ các dự án đang triển khai trên địa bàn”, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu tại buổi làm việc với Đoàn giám sát chuyên đề HĐND tỉnh.

    19:36 | 27/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load