Thứ sáu 20/09/2024 10:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Bác sĩ cảnh báo tác hại khôn lường khi cho trẻ dùng điện thoại và ipad

10:35 | 06/06/2016

Trẻ 5-6 tháng có thể bắt đầu “nghiện” các thiết bị điện tử và điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, não kém phát triển.


Trẻ có thể bị 'nghiện' thiết bị điện tử cầm tay nhanh chóng và rất khó 'cai'. Ảnh minh họa: Inquisitr.

 

Hiện nay, nhiều cha mẹ sai lầm khi sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad để làm trò chơi cho các bé. Nghiên cứu của giáo sư, bác sĩ O'Connor, đại học Birmingham (Anh) thực hiện với 300 bé từ 4 tháng đến 3 tuổi đã cho thấy, các bé vài tháng tuổi (5-6 tháng tuổi) có thể bắt đầu nghiện thiết bị điện tử cầm tay (điện thoại hay ipad), dù chỉ một lần chạm hoặc chơi.

Hành vi này bao gồm: các bé dí mắt không ngừng vào thiết bị, bé khóc và đòi khi bị lấy thiết bị ra khỏi tay hay tầm mắt, thậm chí các bé lớn hơn còn chủ động đi tìm hoặc yêu cầu cha mẹ lấy cho bé. Sau một tuổi, 70% cha mẹ bất lực khi muốn bỏ điện thoại ra khỏi bé. Giáo sư O'Connor cho biết, các bé trai dễ nghiện hơn các bé gái.

1. Tác hại của việc nghiện điện thoại hoặc ipad

Viện nhi khoa Mỹ báo cáo kết quả của một nghiên cứu như sau: 

- Liên kết các tế bào thần kinh kém phát triển và không có điều kiện phát triển, dẫn đến hành vi giao tiếp nghèo nàn. Biểu hiện lâm sàng là bé luôn dí mắt vào thiết bị, bé không quan tâm cha mẹ nói gì, thậm chí gọi tên bé. Lâu dần, bé không có nhiều giao tiếp với cha mẹ và mọi người.

- Sự kém phát triển của đại não - là một phần quan trọng để tập trung và sử dụng kỹ năng xã hội. 

- Gia tăng nguy cơ các bệnh mãn tính như béo phì, các tật khúc xạ về mắt, tim mạch và đái tháo đường.

Ngoài ra, tiến sĩ, bác sĩ Justin đã nhấn mạnh rằng: "Cha mẹ muốn bé phát triển tốt về não bộ thì đừng dại dột giới thiệu cho bé các thiết bị điện tử cầm tay (điện thoại, ipad) dù chỉ một lần. Đây không chỉ ảnh hưởng đến mắt như đã biết mà nó là não bộ và hành vi".

2. Làm gì để bé không bị “nghiện” thiết bị cầm tay?

- Tuyệt đối không giới thiệu bất kì thiết bị điện tử cầm tay nào cho bé dưới 2 tuổi (điện thoại, ipad...) dù chỉ một lần. 

- Không bao giờ dùng thiết bị điện tử cầm tay để dụ bé nín khóc, để mở nhạc cho bé (có thể mở nhạc bằng loa, không màn hình), để thu hút sự chú ý của bé, để dụ bé ăn cơm.

- Chơi và giao tiếp với bé. Tự làm các trò chơi lành mạnh, cùng chơi và giao tiếp với bé là điều mà não bộ bé cần phát triển.

3. Làm gì giúp bé 'cai nghiện' thiết bị cầm tay?

Các bé đã nghiện rồi thì rất khó để bỏ thói quen này, cha mẹ phải kiên nhẫn và quyết tâm giúp bé bỏ nghiện, bằng cách:

- Giới hạn thời gian chơi và giảm dần mỗi tuần, giới hạn 20 phút/ngày, tránh các giờ ăn.

- Lấp đầy các khoảng trống đó bằng hoạt động vui chơi lành mạnh với bé.

- Sử dụng đồ chơi hoặc điện thoại đồ chơi để giảm dần số lần chơi và thời gian chơi.

Theo Bác sĩ Anh Nguyễn/Danviet.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

  • Đắk Nông: Nhiều chính sách đãi ngộ nhằm thu hút bác sỹ về công tác

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Huỳnh Thanh Huynh đã thông báo về quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.

  • Tập đoàn Y tế Phương Châu: Tổ chức Hội nghị khoa học thường niên 2024 về công nghệ mới

    (Xây dựng) – Ngày 6/9, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Y tế Phương Châu đã long trọng tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (ACP) 2024 lần thứ 8, với chủ đề “An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa - mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng”. Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự cùng với sự hiện diện của đại diện Sở Y tế thành phố Cần Thơ, các ban, ngành, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện đến từ khắp các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

  • Thanh Hóa: Sẽ đầu tư xây dựng dự án hơn 360 tỷ đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3558/QĐ-UBND, về việc phê duyệt dự án xây dựng Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực - Chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, với tổng mức đầu tư hơn 360 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load