Thứ tư 05/02/2025 17:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông

11:31 | 01/11/2023

(Xây dựng) - Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ minh bạch trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, đảm bảo cung cấp vật liệu san lấp cho các công trình trọng điểm đang triển khai (ảnh: Linh Nga).

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian vừa qua, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, trong đó có khoáng sản cát, sỏi lòng sông đã được tăng cường, thực hiện Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các văn bản triển khai nghị định, ban hành quy chế phối hợp quản lý khoáng sản ở các khu vực giáp ranh..., chấn chỉnh hoạt động thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản cát sỏi, thu hồi khoáng sản thông qua nạo vét luồng lạch. Từ đó, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, trong đó có cát, sỏi lòng sông đã được nâng lên một bước.

Tuy nhiên, thời gian gần đây tại một số địa phương có xảy ra hiện tượng khai thác trái phép, việc quản lý, giám sát hoạt động khai thác, thống kê sản lượng khai thác còn bất cập, tổ chức/cá nhân được cấp phép khai thác kê khai không trung thực sản lượng khoáng sản thực tế khai thác.

Để công khai, minh bạch và đảm bảo cung cấp vật liệu san lấp cho các công trình trọng điểm đang triển khai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương liên quan thực các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thăm dò, khai thác khoáng sản, quản lý tài nguyên. Quán triệt các nội dung của Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Trong đó, tập trung kiểm tra, rà soát về: Đăng ký tên, loại phương tiện, thiết bị được sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi; kiểm tra yêu cầu đối với bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông, việc lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi; yêu cầu về phương tiện vận chuyển cát, sỏi trên sông; yêu cầu kinh doanh và sử dụng cát, sỏi lòng sông phải tuân thủ các quy định về đảm bảo nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản được sử dụng trong các công trình; kiểm tra, giám sát về thời gian được phép khai thác, thực hiện các quy định pháp luật trong báo cáo đánh giá tác động của hoạt động khai thác đến việc bảo đảm sự ổn định của bờ sông, các vùng đất ven sông.

Bảo đảm sự lưu thông dòng chảy, khả năng tiêu, thoát lũ, xói lòng dẫn, xói lở bờ, bãi sông, suy giảm mực nước sông trong mùa cạn, bảo tồn các hệ sinh thái liên quan; kiểm tra, giám sát việc thống kê, kiểm kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; bố trí điều phối sản lượng khoáng sản khai thác cho các dự án giao thông trọng điểm trong khu vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Anh Tuấn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Đồng ý trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa ký và ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND, về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc đã cấp phép khai thác cho Tổng Công ty Đầu tư Hà Thanh - Công ty Cổ phần.

  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load