Thứ tư 05/02/2025 11:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

6 điều bạn tuyệt đối không được làm trong những ngày nắng nóng

09:41 | 26/04/2019

Khi trời nắng gắt và nhiệt độ bên ngoài tăng cao, nếu bạn cố làm những việc này sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và làn da.

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao kéo dài làm đảo lộn cuộc sống và ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì thế, việc bảo vệ cơ thể cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Và đây là những điều cần tránh ngay khi nhiệt độ chạm ngưỡng 35 - 40 độ.

1. Không mặc đồ bảo hộ khi ra đường

Hãy đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân...) có độ dày thích hợp khi ra đường nhất là trong khoản thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Đặc biệt, hãy chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi để có thể bảo đảm vừa bảo vệ được da từ tia cực tím, vừa không ngăn cản việc hấp thụ được vitamin D từ trong ánh mặt trời.

2. Ra ngoài mà không sử dụng kem chống nắng

Kem chống nắng là một phần không thể thiếu trong những ngày nắng nóng, nó giúp ngăn chặn tác hại trực tiếp của tia UV lên da, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh ung thư da. Ngoài việc mặc các đồ bảo hộ như áo, kính râm, khẩu trang…, bạn hãy lưu ý sử dụng thêm kem chống nắng.

Chúng ta nên lựa chọn cho bản thân một loại kem chống nắng phù hợp. Đừng sử dụng quá tiết kiệm hay lạm dụng quá nhiều kem chống nắng. Bôi vừa phải sẽ giúp da tránh bắt nắng vừa giúp da không bị bít lỗ chân lông khi bôi quá nhiều. Để đạt hiệu quả tối đa, sử dụng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài 20 phút.

3. Hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ

Theo các bác sĩ Healthday, trong những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần có một khoảng thời gian giúp cơ thể thích nghi, không nên vội bước từ nhà ra ngoài ngay lập tức.

Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích ứng với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng…

4. Chọn quần áo không đúng cách

Bạn không nên mặc những trang phục dày hoặc tối màu vì chúng không có khả năng thông gió tốt. Thay vào đó, bạn nên mặc quần áo nhẹ, đặc biệt là bằng chất liệu cotton. Chúng giữ da bạn khô và phần nào tránh mất nước.

Đồng thời, khi ra ngoài, nên đội mũ rộng vành để che nắng được nhiều và giữ cho đầu luôn mát. Khi nắng lên đỉnh điểm, không nên ở ngoài trời quá lâu và cần có mũ nón, kính, áo chống nắng dày dặn để che nắng.

5. Ra ngoài vào lúc nắng cao điểm

Thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10 - 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 - 16h. Vì vậy chúng ta nên hạn chế việc ra đường trong khoảng thời gian này.

Để thuận tiện hơn, bạn nên sắp xếp các công việc làm ngoài trời vào buổi sáng và chiều tối, tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động khi làm việc, tập luyện, vui chơi ngoài trời nắng. Tránh trường hợp phải làm việc, đi đường dưới trời nắng quá lâu sẽ khiến cơ thể kiệt sức và mắc các bệnh về đường hô hấp.

6. Không bổ sung nước và các chất điện giải

Bù nước cho cơ thể bằng cách uống càng nhiều nước càng tốt, uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày. Bù nước khi chưa thiếu, uống nước khi chưa khát mới có tác dụng khống chế tác hại của nắng nóng rõ nét. Ngoài ra, uống một cốc nước chanh với 1 - 2 nhúm muối, 1 thìa đường và một ít baking soda trước khi bước ra ngoài giữa trời hè nóng bức có thể giúp ngăn ngừa say nắng.

Theo An An (Dịch theo QQ)/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh: Khánh thành 2 Trung tâm Y tế mới

    (Xây dựng) - Sáng 3/2, trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức 2 Lễ khánh thành Trung tâm Y tế huyện Yên Phong và Trung tâm Y tế thị xã Thuận Thành, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: 3 bệnh viện nghìn tỷ sẽ hoạt động năm 2025

    (Xây dựng) - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2025, 3 bệnh viện xây mới tại khu vực cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi vào hoạt động gồm: Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi.

  • Điều kiện hưởng quyền lợi miễn chi phí cùng chi trả BHYT

    (Xây dựng) - Bố của bà Lương Thị Thanh Phương (Khánh Hòa) đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế phường. Tháng 3/2024, bố của bà bị tai biến (di chứng liệt nửa người), nên xin giấy chuyển viện đến bệnh viện tuyến tỉnh, sau đó bệnh viện tuyến tỉnh chuyển bố của bà đến bệnh viện y học cổ truyền điều trị nội trú dài hạn.

  • Trung tâm kính thuốc, kính mắt, máy trợ thính Thanh Hóa: Phát triển và trưởng thành

    (Xây dựng) - Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu của từng bác sĩ, y tá và nhân viên của cửa hàng. Không chỉ đơn giản là những dịch vụ về khám mắt, giá trị cốt lõi của Trung tâm Kính thuốc – kính mắt – máy trợ thính Thanh Hóa đem đến giải pháp hoàn hảo nhằm đảm bảo thị lực và chăm sóc đôi mắt của khách hàng.

  • Trao hơn 400 triệu đồng hỗ trợ các bệnh nhân Bệnh viện Tim Hà Nội

    (Xây dựng) - Nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ sắp tới, Bệnh viện Tim Hà Nội đã trao tặng đến các bệnh nhân đang điều trị những phần quà nhỏ, nhằm động viên tinh thần giúp người bệnh đón thêm một mùa Xuân ấm áp, yêu thương.

  • Lâm Hà (Lâm Đồng): Đảm bảo hạ tầng và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

    (Xây dựng) - Các trạm y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng ngày càng được củng cố, hoàn thiện về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nhằm góp phần làm giảm quá tải cho tuyến trên, giảm chi phí khám, chữa bệnh cho người bệnh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load