(Xây dựng) - Bạn có tin rằng một không gian làm việc tốt không chỉ giúp nâng cao năng suất làm việc mà còn đảm bảo sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân sự. Để tạo nên một không gian làm việc vừa hiệu quả vừa thoải mái, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản. Hãy cùng khám phá 5 phong cách thiết kế nội thất văn phòng kiểu Nhật được ưa chuộng hiện nay.
Phong cách truyền thống
Phong cách thiết kế nội thất truyền thống Nhật Bản tập trung vào các yếu tố tự nhiên và giàu giá trị văn hóa, hạn chế các chi tiết trang trí rườm rà. Dưới đây là một số nội thất đặc trưng thường được đưa vào văn phòng phong cách truyền thống Nhật Bản.
● Nội thất làm từ các vật liệu tự nhiên: Việc sử dụng bàn ghế làm từ gỗ tự nhiên, tre nứa mang tới vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, giúp không gian trở nên thu hút.
● Cây xanh: Việc bố trí các loại cây trồng sống được trong nhà như thạch nam, trúc nhật,... sẽ điều hòa không khí trong lành và tăng cường kết nối với thiên nhiên cho không gian văn phòng vốn khô khan.
● Đồ trang trí tinh tế: Việc lồng ghép các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ thủ công, chữ thư pháp giúp tạo chiều sâu văn hóa cho không gian và có thể gửi gắm nhiều ý nghĩa mà chủ doanh nghiệp mong muốn.
Nội thất thường thấy ở phong cách Nhật truyền thống là những bức vách ngăn bằng tre, cây xanh và những họa tiết đơn giản mà tinh tế. |
Hiện nay, phong cách nội thất truyền thống Nhật Bản được nhiều doanh nghiệp lựa chọn với mong muốn tạo ra một môi trường làm việc nhẹ nhàng, mang dấu ấn văn hóa đặc sắc và phản ánh vẻ đẹp tinh tế của văn hóa Nhật Bản.
Phong cách tối giản
Phong cách nội thất tối giản chú trọng vào sử dụng những nội thất thật sự cần thiết, loại bỏ những vật trang trí rườm rà để đem tới một không gian ngăn nắp và có tổ chức. Phong cách tối giản coi trọng sự khéo léo, tỉ mỉ khi lựa chọn và sắp xếp đồ nội thất và vật trang trí để tận dụng tối đa giá trị thẩm mỹ và công năng.
● Không gian gọn gàng: Khi thiết kế nội thất, bạn nên sử dụng các hộc tủ chạm trần để tận dụng chức năng lưu trữ, các ngăn hồ sơ âm tường,... nhằm giữ không gian ngăn nắp, khoa học và tạo cảm giác rộng rãi và yên bình cho thị giác.
● Nội thất đơn giản và tiện dụng: Khi lựa chọn, bên cạnh các yếu tố thẩm mỹ, doanh nghiệp nên cân nhắc cả tính thực tế và chức năng của nội thất. Nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng loại ghế làm việc văn phòng công thái học để đảm bảo sức khỏe của nhân viên và có độ bền cao theo thời gian.
Các thiết kế nội thất tối giản tạo ra một không gian làm việc tiện dụng và thẩm mỹ, nuôi dưỡng một tâm trí rõ ràng và tập trung từ đó tăng năng suất công việc.
Ghế công thái học được đưa vào thiết kế tối giản theo phong cách Nhật Bản. |
Phong cách Zen
Phong cách nội thất Zen được lấy cảm hứng từ Thiền tông Nhật Bản, hình thành từ sự kết hợp hài hòa giữa phong cách tối giản và các yếu tố từ tự nhiên. Khi thiết kế theo phong cách Zen, các nội thất đậm chất thiền thường được đưa vào sử dụng như:
● Karesansui (vườn thiền): Là những khu vườn đá thu nhỏ tạo không gian thiên nhiên yên tĩnh để thiền định. Nhân viên có thể sử dụng vườn thiền như một nơi để suy ngẫm, thư giãn, hoặc thiền để cân bằng cảm xúc trước khi quay trở lại với công việc.
● Vòm giếng trời và nhiều khung cửa sổ: Giúp lưu thông không khí tốt và tạo nên những khoảng không gian ngập tràn ánh sáng tự nhiên cho văn phòng làm việc.
● Tác phẩm nghệ thuật Zen: Như tượng Phật, tranh vẽ về thiền,... tạo cảm giác chánh niệm và chiêm nghiệm tốt cho người tận hưởng không gian.
Phong cách Zen đem tới một môi trường thanh bình nhằm khuyến khích và hỗ trợ nhân viên tìm thấy sự thoải mái, và cân bằng giữa các công việc hàng ngày của họ.
Phong cách Japandi
Phong cách Japandi là sự kết hợp giữa phong cách tối giản của người Nhật với các yếu tố hiện đại và thẩm mỹ cao của lối thiết kế Scandinavian. Nội thất theo phong cách Japandi thường được đưa vào theo những nguyên tắc sau:
● Áp dụng các yếu tố hygge: như chất vải mềm, ánh sáng ấm áp và kiểu dáng sang trọng vào trong thiết kế nội nhất nhằm tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng
● Sử dụng đồ nội thất đơn giản: các món đồ có thiết kế gọn gàng đi kèm công năng và giá trị thẩm mỹ ấn tượng sẽ tạo cho không gian cảm giác tối giản, ấm cúng nhưng vô cùng tiện nghi và hiện đại.
Trong phong cách Japandi, các món đồ được sử dụng đều có thiết kế gọn gàng, đi kèm công năng và giá trị thẩm mỹ ấn tượng. |
Phong cách Japandi cung cấp sự thoải mái, tiện nghi cho nhân viên và mang đến vẻ đẹp tinh tế, hiện đại, thể hiện sự chuyên nghiệp, gu thẩm mỹ của doanh nghiệp.
Phong cách Wabi-sabi
Phong cách Wabi-sabi xuất phát từ khái niệm tìm kiếm vẻ đẹp trong sự mộc mạc, đôi khi là sự không hoàn hảo của vật chất. Do đó, thiết kế nội thất theo phong cách Wabi-sabi sẽ cần đem tới các yếu tố gợi lên sự không hoàn hảo nhưng vẫn mang giá trị tiềm ẩn như:
● Vật liệu tự nhiên chưa qua tinh chế: Như gỗ đẽo thô, đá tảng, vải dệt thô. Các đường vân gỗ, sự thô ráp của bề mặt vải tạo nên những cảm xúc chân thực về tự nhiên, mang lại chiều sâu và nét đặc sắc cho không gian văn phòng.
● Nội thất có dấu vết thời gian: Như những chiếc bình gốm nung, bức họa mang nét hoài cổ, chiếc đèn bất đối xứng,... sẽ không chỉ gây thú vị cho thị giác mà còn tạo cảm nhận sâu sắc về dòng chảy tự nhiên.
Phong cách Wabi-sabi mang lại cảm giác bình yên giúp nhân viên giảm thiểu căng thẳng và kích thích tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó, phong cách này đem tới vẻ đẹp rất riêng cho văn phòng, tạo ấn tượng sâu sắc khi có đối tác ghé thăm.
Có thể thấy, bằng việc kết hợp các yếu tố truyền thống và hiện đại, phong cách thiết kế nội thất văn phòng Nhật Bản đem tới nhiều tác động tích cực trong quá trình kiến tạo môi trường làm việc lý tưởng. Thông qua những chia sẻ chi tiết trên, hy vọng bạn đã tìm thấy giải pháp thiết kế văn phòng kiểu Nhật phù hợp nhất với nhu cầu và tiềm lực của doanh nghiệp.
OKAMURA là đơn vị cung cấp nội thất văn phòng cao cấp, bàn ghế công thái học từ Nhật Bản. Nếu quý doanh nghiệp đang theo đuổi phong cách thiết kế tối giản và tiện nghi, nội thất văn phòng hàng đầu Nhật Bản OKAMURA sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.
Hoàng Huyền
Theo