(Xây dựng) - Trong lịch sử Việt Nam, Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước, gắn với nhiều kiến trúc cổ, được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau (Lý, Trần, Lê, Nguyễn).
Năm 1294, sau khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Thuyên (vua Trần Anh Tông) và trở thành Thái thượng hoàng, ngài xuất gia tu phật tại hành cung Vũ Lâm, Ninh Bình. Năm 1299, ông đến Yên Tử, lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà hay Trúc Lâm đại đầu đà, thu hút được nhiều đệ tử. Tại đây, ngài đã cho xây dựng hệ thống chùa, am, tháp và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam tồn tại đến ngày nay.
Theo thống kê của Ban tổ chức lễ hội Yên Tử, vào những ngày này, mỗi ngày Yên Tử đón khoảng 10 ngàn du khách thập phương từ khắp cả nước về hành hương lễ phật.
Trong dòng người về Yên Tử ngày mùng 2 Tết Quý Mão, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã ghi nhận được 03 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khiến chúng ta không thể không suy ngẫm về một chốn “non thiêng” này:
Hiện tượng thứ nhất: Khoảng 8 giờ sáng, núi mặt Phật hiện rõ. Người dân trong vùng cho rằng rất nhiều năm họ mới nhìn thấy ngài xuất hiện.
Hiện tượng thứ hai: Khoảng 11 giờ, trời đang âm u bỗng bừng sáng, xuất hiện những đám mây trắng trên bầu trời Tháp Tổ.
Hiện tượng thứ ba: Khoảng 17 giờ 30 chiều, một vầng trăng tròn xuất hiện trên đỉnh chùa Đồng. Mùng 2 đầu tháng, xuất hiện trăng thật là một điều kỳ lạ…
Hải Đăng
Theo