Thứ năm 19/09/2024 04:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

10:08 | 11/01/2019

Cơ bắp căng cứng, răng bị đau, lưỡi phải làm việc quá mức hay khả năng tích tụ mỡ tốt hơn... là những điều xảy ra với cơ thể con người trong thời tiết lạnh giá.

Lưỡi phải làm việc quá mức: Theo Reader's Digest, liếm môi quá nhiều là thói quen bản năng bắt đầu khi nhiệt độ trở nên lạnh khiến môi bị khô. Nhưng điều đó lại không giúp môi ẩm. Đầu tiên, nước bọt sẽ bị khô nhanh, buộc bạn phải tiếp tục liếm. Ngoài ra, nước bọt chứa các enzyme không thể bay hơi và bám vào da, những loại enzyme này có thể gây hại cho đôi môi nhạy cảm của bạn. Thậm chí, việc liếm môi còn tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Ảnh: Rd.

Răng bị đau: Nếu có hàm răng nhạy cảm, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau xuyên thấu khi uống đồ lạnh. Bởi vậy, không khí lạnh mùa đông có thể kích hoạt độ nhạy cảm của hàm răng, đặc biệt là nếu bạn có các vấn đề như viêm chân răng, các vấn đề về nướu...Ảnh: Dentalexcellence.

Lượng đường huyết cao hơn: Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên đặc biệt cẩn thận khi phải đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ rất cao hoặc lạnh. Vì chúng có thể kích thích cơ thể giải phóng các hormone gây căng thẳng như cortisol, dẫn đến tăng khả năng kháng insulin. Bệnh nhân tiểu đường nên thích nghi dần với điều kiện thời tiết lạnh và ấm từ từ, tránh tiếp xúc kéo dài với điều kiện khắc nghiệt và nên kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Rd.

Tích tụ mỡ tốt hơn: Tất cả con người đều có nhiều chất béo trắng, loại mỡ sần sùi trông rất xấu xí. Nhưng có một loại khác là chất béo nâu, hoạt động mạnh mẽ hơn. Nó đốt cháy calo và giúp bạn giữ ấm khi trời lạnh. Vì vậy, mức độ chất béo nâu có thể tăng vào mùa đông, có lẽ là một tính năng tích hợp giúp giữ ấm cho cơ thể. Bạn có thể làm tăng chất béo nâu bằng cách tập thể dục ở nhiệt độ lạnh hơn. Ngoài ra, ngủ ngon và tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm cũng giúp cơ thể sản xuất nhiều loại chất béo này. Một mẹo khác là bạn có thể ăn táo cả vỏ vì axit ursolic trong vỏ táo làm tăng chất béo nâu. Ảnh: Rd.

Bạn có thể đốt cháy nhiều calo: Bạn đã từng nghe nói tập thể dục ngoài trời lạnh có thể đốt cháy calo. Điều đó rất đúng vì cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể. Và khi đó, sự trao đổi chất cũng tăng lên, mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Ảnh: Bupablueroom.

Cơ thể thiếu nước: Mọi người thường nhớ uống nhiều nước vào mùa hè, nhưng điều đó cũng không kém phần quan trọng, thậm chí quan trọng hơn trong những tháng mùa đông. Tuy nhiên, thông thường, vì không cảm thấy khát, nhiều người không bù nước đúng cách. Vì thế, trong những tháng mùa đông, các trường hợp mất nước tăng cao vì phản ứng khát giảm đi, mồ hôi cũng bốc hơi nhanh hơn khiến chúng ta nghĩ rằng đó không phải là mất nước hoặc khát. Ảnh: Lifecellskin.

Bạn dễ bị đau đầu: Mùa đông đến có nghĩa là bạn ít nhận được ánh nắng mặt trời cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ vitamin D. Đối với những người dễ bị đau nửa đầu, lượng vitamin D thấp có thể là nguyên nhân. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết khô của mùa đông dẫn đến mất nước cũng làm tăng nguy cơ đau nửa đầu. Một vấn đề khác nữa là sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ khi bạn đi ra ngoài hoặc đi từ ngoài vào trong nhà. Ảnh: Verywellmind.

Cơ bắp cứng lại: Nhiệt độ thấp làm các khớp, cơ bắp mất nhiệt nhanh hơn, khiến chúng kém đàn hồi, co thắt và căng cứng, đặc biệt khi bạn thường lười vận động hơn trong mùa đông. Vì vậy, mọi việc đơn giản như chui ra khỏi chăn, đánh răng, rửa mặt... đều trở nên khó khăn hơn. Ảnh: Rd.

Dễ bị nếp nhăn: Điều này là do các vấn đề như giảm độ ẩm, làm chậm quá trình lưu thông, thời tiết hanh khô, thay đổi thói quen ăn uống và giảm mức độ hoạt động trong mùa đông. Sự thay đổi nhiệt độ khi bạn đi từ nhà ấm áp ra ngoài trời lạnh cũng làm giảm quá trình tái tạo tế bào và lưu thông máu, khiến da mất đi vẻ tươi sáng. Kết hợp những điều này, chúng gây ra nếp nhăn, sạm và khô da. Ảnh: Stylecaster.

Bề mặt của mắt bị khô: Bề mặt mắt được bao phủ bởi một lớp màng nước mắt mỏng. Một bề mặt mắt khỏe mạnh cho bạn tầm nhìn rõ ràng, thoải mái và chống lại nhiễm trùng hiệu quả. Nhưng lớp màng này rất nhạy cảm với những thay đổi trong môi trường như không khí hoặc gió khô. Ở trong nhà, lò sưởi làm khô không khí cũng có thể làm hỏng lớp này, dẫn đến khô mắt. Ảnh: Rd.

Bệnh hen suyễn nặng hơn: Các loại virus như cảm lạnh hoặc cúm phổ biến hơn vào mùa đông. Không khí lạnh và khô ngoài trời hoạt động như chất kích thích có thể làm trầm trọng hơn bệnh hen suyễn. Ở trong nhà, ve bụi và các chất gây dị ứng như nấm mốc, vẩy da động vật là tác nhân lớn gây hen suyễn. Ảnh: Uwmedicine.

Nước mũi chảy: Mũi có một nhiệm vụ là làm ẩm và ấm không khí trước khi bạn hít chúng vào phổi. Khi bạn hít thở khó khăn hơn trong thời tiết hanh khô của mùa đông, mũi sẽ tăng sản xuất chất lỏng, khiến bạn chảy nước mũi và sụt sịt. Ảnh: Pittsburgh.

Theo Phương Mai/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

  • Đắk Nông: Nhiều chính sách đãi ngộ nhằm thu hút bác sỹ về công tác

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông Huỳnh Thanh Huynh đã thông báo về quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh.

  • Tập đoàn Y tế Phương Châu: Tổ chức Hội nghị khoa học thường niên 2024 về công nghệ mới

    (Xây dựng) – Ngày 6/9, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Y tế Phương Châu đã long trọng tổ chức Hội nghị khoa học thường niên (ACP) 2024 lần thứ 8, với chủ đề “An toàn mẹ và thai nhi từ hệ sinh thái đa chuyên khoa - mang đến trải nghiệm y tế xuất sắc cho cộng đồng”. Hội nghị thu hút hơn 1.000 đại biểu tham dự cùng với sự hiện diện của đại diện Sở Y tế thành phố Cần Thơ, các ban, ngành, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện đến từ khắp các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

  • Thanh Hóa: Sẽ đầu tư xây dựng dự án hơn 360 tỷ đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3558/QĐ-UBND, về việc phê duyệt dự án xây dựng Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực - Chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, với tổng mức đầu tư hơn 360 tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load