Thứ sáu 29/03/2024 16:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Yên Thế (Bắc Giang): Tập trung giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án có sử dụng vốn đầu tư công

10:59 | 21/11/2022

(Xây dựng) - Xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân; đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án có sử dụng vốn đầu tư công theo đúng mục tiêu đề ra.

Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thế, tổng nguồn vốn đầu tư công (không bao gồm vốn sự nghiệp) trong năm 2022 là 280.373 triệu đồng. Tính đến ngày 15/11/2022, ước giá trị khối lượng thực hiện 173.379 triệu đồng, đạt 61,84% kế hoạch vốn; giá trị giải ngân 186.812 triệu đồng, bằng 66,63 kế hoạch vốn.

Yên Thế (Bắc Giang): Tập trung giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án có sử dụng vốn đầu tư công
Dự án xây dựng nhà lớp học trung tâm chính trị huyện đang hoàn thiện nốt các hạng mục để bàn giao trong tháng 12.

Cũng theo UBND huyện Yên thế, đối với các dự án đầu tư công, kế hoạch vốn bố trí cho 30 dự án chuyển tiếp, quyết toán và 51 dự án khởi công mới năm 2022. Đến nay, có 45 dự án thực hiện khởi công; 06 dự án chưa khởi công.

Đối với các dự án hỗ trợ cho ngân sách xã khó khăn đầu tư các dự án án cấp thiết, kế hoạch vốn bố trí cho 04 dự án chuyển tiếp, quyết toán và 20 dự án khởi công mới năm 2022. Đến nay, có 18 dự án đã khởi công; 02 dự án chưa khởi công.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết: “Xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trong năm 2021, đầu 2022, huyện đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân được thực hiện theo đúng kế hoạch, mục tiêu đề ra. Trong năm 2022, vốn bố trí khoảng trên 280 tỷ đồng, huyện đang tích cực chỉ đạo các phòng chuyên môn, chủ đầu tư, nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, các cơ sở phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện của năm 2022”.

Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Yên Thế Nguyễn Ngọc Sơn, vướng mắc lớn nhất hiện nay vẫn là công tác giải phóng mặt bằng; kế hoạch sử dụng đất chậm ban hành nên việc kiểm đếm đất đai, tài sản trên đất, lên các phương án bồi thường khó khăn hơn…

Chia sẻ về tiến độ thực hiện các dự án có sử dụng vốn đầu tư công, ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Thế cho biết, để đảm bảo tiến độ dự án đúng như hợp đồng ký kết, đặc biệt là các dự án lớn, dự án trọng điểm, Ban yêu cầu các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng ca, tăng kíp ngày đêm, hiện có nhiều dự án đảm bảo tiến độ thi công tốt, trong đó có Dự án xây dựng nhà lớp học trung tâm chính trị huyện vượt tiến độ 2 tháng so với hợp đồng. Dự án được khởi công từ giữa tháng 7, đến thời điểm này cơ bản hoàn thành và dự kiến đến cuối tháng 12 sẽ bàn giao.

Theo tìm hiểu được biết, tháng 9/2021, UBND huyện Yên Thế có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng nhà lớp học trung tâm chính trị huyện Yên Thế. Theo Quyết định số 490/QĐ-QLDA ngày 6/6/2022 phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị trúng thầu dự án là Liên danh Sông Hồng – Cơ điện Hà Nội.

Theo chỉ huy trưởng công trình Nguyễn Như Giang, nhằm đảm bảo mục tiêu tiến độ, nhà thầu đẩy mạnh thi công, thêm ca, thêm giờ, hiện khối lượng công việc đã đạt khoảng 80%, chỉ còn sơn trát và hoàn thiện khuôn viên.

Đối với Dự án Xây dựng đường nối Tỉnh lộ 294 đi đường tỉnh 292, cũng có tiến độ tương đối tốt, tuy nhiên, theo chỉ huy trưởng công trình, do khâu khảo sát nên một số khu vực khi khai thác, bên dưới gặp nhiều đá cứng, kích cỡ lớn nên phải điều chỉnh giải pháp thi công.

Cũng theo vị này, dự án được khởi công, bàn giao mặt bằng cuối tháng 9, đầu tháng 10, đến nay đạt khoảng trên 50% khối lượng, dự kiến trong tháng 12 sẽ hoàn thành.

Trao đổi với PV Báo điện tử Xây dựng, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết, khó khăn lớn nhất đối với các dự án đầu tư công hiện nay là biến động của giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào quá lớn và chưa có cơ chế xử lý đối với các hợp đồng trọn gói. Cùng với đó là tồn tại, vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) tại một số dự án chuyển tiếp chưa được giải quyết dứt điểm, tiến độ GPMB và bàn giao mặt bằng thi công của một số dự án khởi công mới còn chậm.

Về giải pháp, ông Sơn cho biết, tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương và chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư để sớm khởi công đối với các dự án khởi công mới đến nay chưa khởi công.

Yên Thế (Bắc Giang): Tập trung giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án có sử dụng vốn đầu tư công
Nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án Xây dựng đường nối Tỉnh lộ 294 đi đường tỉnh 292.

Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ tình hình giải ngân kế hoạch vốn của các dự án, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền giao chi tiết kế hoạch vốn (còn lại) ngay cho các chương trình, dự án khi đủ điều kiện; rà soát, điều chỉnh kịp thời kế hoạch vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khối lượng thanh toán, các dự án có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện...

Cùng với đó, yêu cầu các đơn vị có liên quan, các chủ đầu tư cần tập trung cao, chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn, đặc biệt là các dự án lớn, trọng điểm...

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch & Đầu tư Bắc Giang, năm 2022, tổng kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quản lý khoảng gần 11 nghìn tỷ đồng. Tính đến hết tháng 10 toàn tỉnh đã giải ngân được 9 nghìn tỷ đồng, đạt gần 80% kế hoạch của năm.

Tỉnh cũng yêu cầu các huyện, thành phố và các cơ quan chuyên môn theo dõi chặt chẽ tình hình giải ngân vốn, kịp thời đề xuất các cấp có thẩm quyền giao chi tiết kế hoạch vốn cho các chương trình, dự án đủ điều kiện. Rà soát điều chỉnh kịp thời kế hoạch sử dụng vốn từ các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khối lượng thanh toán, các dự án có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Kim Thoa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load