Chủ nhật 08/12/2024 16:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hạn chế tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài trong quảng cáo:

Ý thức dân tộc là yếu tố hàng đầu

23:13 | 05/07/2014

Đi trên các tuyến phố của Hà Nội, dễ nhận thấy hàng loạt khách sạn, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, chung cư gắn biểu hiệu bằng tiếng Anh như: The Garden, The Manor... Giải pháp nào giảm thiểu tình trạng này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS, TS Nguyễn Văn Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).


Tình trạng lạm dụng quảng cáo bằng tiếng Anh nhằm tạo ra sự mới lạ, thu hút sự chú ý ngày càng gia tăng.Ảnh: Như Ý

* Hiện nay, tình trạng lạm dụng tiếng Anh trong quảng cáo đang diễn ra tràn lan. Từ góc nhìn của một nhà ngôn ngữ học, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

- Tôi còn nhớ năm 1996, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đã ký pháp lệnh về quảng cáo, trong đó quy định rất rõ: Ở tất cả biển quảng cáo, cũng như các biển hiệu, tiếng Việt phải đứng trước, tiếng nước ngoài đứng sau và cỡ chữ nhỏ hơn. Thế nhưng, thực tế hiện nay cho thấy chẳng những quy định không có hiệu lực mà việc sử dụng tiếng nước ngoài còn bị lạm dụng một cách thái quá và ngày càng tràn lan. Từ nước ngoài, cụ thể là từ tiếng Anh hay tiếng Trung Quốc đang lấn át tiếng Việt trên các biển hiệu nhà hàng, các biển quảng cáo, logo… Và đây là điều rất đáng buồn!

* Nguyên nhân của tình trạng này là gì, thưa ông?

Một trong những lý do lớn nhất là người ta đặt lợi nhuận cao hơn ý thức về vai trò, vị trí của ngôn ngữ dân tộc. Nhiều người cho rằng biển quảng cáo bằng tiếng Anh sẽ tạo ra sự mới lạ, thu hút sự chú ý, mặt khác người nước ngoài có thể nhận biết nhanh hơn. Tôi được biết ở nước ngoài, ví dụ như các nước có khối chữ vuông là Hàn Quốc, Trung Quốc thì không có hiện tượng này, tất cả biển quảng cáo đều được dịch ra bản ngữ. Cá nhân tôi cho rằng nếu chúng ta thực hiện tốt Luật Quảng cáo thì tình trạng trên sẽ không tái diễn.

* Theo Nghị định 88/NĐ-CP (về xử phạt hành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa, phòng chống một số tệ nạn xã hội - PV), mức phạt cho sai phạm này quá thấp, chỉ từ 150.000 đến 500.000 đồng. Phải chăng chính mức phạt thấp cũng là nguyên nhân khiến tình trạng này tiếp diễn?

Tôi cho rằng chế tài xử phạt chỉ là một phần, ý thức mới là điều quan trọng. Nếu tăng mức phạt lên mấy chục triệu đồng thì cũng không khả thi vì họ sẽ vì lợi nhuận mà luôn tìm cách lách. Giải pháp tốt nhất là xây dựng ý thức. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm theo hình thức, chỉ "ra quân" thì sẽ rất khó thành công. Việc này phải được làm kiên trì, bền bỉ, thường xuyên. Khi ý thức tự tôn quốc gia, dân tộc - mà tiếng Việt là một trong những yếu tố cấu thành được nâng lên thì mọi thứ sẽ khác.

* Đứng về mặt văn hóa và ngôn ngữ, việc lạm dụng tiếng nước ngoài gây ra hậu quả gì?

Hiến pháp sửa đổi năm 2013, tại điều 5, Khoản 3 đã ghi rất rõ "Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia". Đây là lần đầu tiên Hiến pháp của Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia của tiếng Việt. Cùng với quốc kỳ, tiếng Việt là biểu trưng của một đất nước, vì vậy không có lý do gì người Việt lại coi trọng ngôn ngữ nước ngoài hơn. Về mặt ngôn ngữ, việc sử dụng tiếng Anh sẽ tạo ra sự pha trộn về ngôn ngữ và rõ ràng ý thức về ngôn ngữ quốc gia sẽ kém đi. Người nước ngoài nhìn vào, ở góc độ tiện lợi thì dễ chịu, nhưng những người có ý thức sẽ thấy rằng nó phản cảm.

* Ở các nước láng giềng như Malaysia, Thái Lan... có hiện tượng này không, thưa ông?

Theo tôi được biết, các quốc gia này từng đẩy vai trò tiếng Anh lên quá cao. Nhưng ba năm trở lại đây, họ đã thay đổi chính sách, quay về với ngôn ngữ dân tộc mình. Thực tế hiện nay cho thấy ở quốc gia nào cũng vậy, dù tiếng Anh có phát triển đến đâu chăng nữa, nó chỉ là ngôn ngữ giao tiếp còn ngôn ngữ quốc gia vẫn được đánh giá cao vì đó là biểu trưng của một quốc gia.

* Theo ông, làm thế nào để giảm thiểu việc lạm dụng tiếng Anh quá đà như hiện nay?

Hiện nay, chúng ta đang có tình trạng sử dụng thái quá tiếng Anh, không chỉ ở trong quảng cáo mà ở khắp mọi nơi và cả trong giới truyền thông. Theo tôi, trong vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ thì cả xã hội phải làm, Nhà nước đóng vai trò quyết định. Việt Nam đang tiến tới xây dựng Luật Ngôn ngữ, tôi hy vọng, khi luật này ra đời, chúng ta sẽ có những quy định rõ ràng về việc sử dụng các từ nước ngoài trong tiếng Việt. Trong khi chờ đợi, chúng ta cần chú ý đến việc xây dựng ý thức của con người trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong đó vai trò của truyền thông là quan trọng nhất. Điều đáng tiếc là truyền thông hiện nay rất lười dịch và sử dụng nhiều tiếng bồi, ví dụ như "pro", "hot", "MC"... Tôi tin rằng, nếu giới truyền thông có ý thức trong việc sử dụng tiếng Việt thì chắc chắn sẽ có tác động tích cực đến người dân. Mặt khác, như người ta nói, đến nay, thế giới đã có hai cơn đại hồng thủy về ngôn ngữ. Cơn đại hồng thủy thứ nhất là tiếng Pháp tràn khắp Châu Âu vào thế kỷ XVI và cơn đại hồng thủy thứ hai là tiếng Anh ở thế kỷ XXI. Vậy nên ngăn cấm cũng không dễ, việc "be bờ, đắp đập" cũng không đơn giản, vấn đề là chúng ta có ý thức sử dụng như thế nào mà thôi.

* Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Lâm Vũ/Hà Nội mới

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Gia Lai xây dựng cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe hướng đến bảo tồn văn hóa dân tộc

    (Xây dựng) - Tỉnh Gia Lai đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm phát triển của khu vực Bắc Tây Nguyên, với tầm nhìn trở thành "Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe". Đây là một chiến lược dài hạn kết hợp giữa phát triển kinh tế xanh, bảo tồn thiên nhiên và duy trì bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương.

    21:56 | 30/11/2024
  • Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

    Ngôi nhà trăm mái do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế trước đây là nơi làm việc của Sở Tài chính Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý sử dụng làm trụ sở Bộ Ngoại giao.

    09:26 | 30/11/2024
  • Ninh Bình: Triển khai kế hoạch xây dựng Đề án tu bổ, chống xuống cấp di tích lịch sử

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 25/11/2024 về nghiên cứu khả thi xây dựng Đề án tu bổ, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2025 – 2030.

    21:22 | 29/11/2024
  • Bảo tồn những tiềm năng vốn có và các giá trị bản địa khu vực Làng đá cổ

    (Xây dựng) – Tại Lễ trao giải thưởng Loa Thành lần thứ 36 năm nay, sinh viên Phan Thị Thu Trúc, trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc giành được giải Nhất. Dưới sự hướng dẫn của TS.KTS Phạm Thị Ái Thủy, Trúc đã mang đến một thiết kế kiến trúc rất đặc biệt tại khu vực Làng đá cổ Bản Gun – Khuổi Ky tại tỉnh Cao Bằng.

    15:07 | 29/11/2024
  • Phê duyệt Quy hoạch trung tâm bán đảo Quảng An, Hà Nội sẽ có nhà hát tầm cỡ thế giới cạnh hồ Tây

    (Xây dựng) - Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 vừa được UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt ngày 26/11, Nhà hát Opera Hà Nội do kiến trúc sư số 1 thế giới Renzo Piano thiết kế, được xem là một dự án trọng điểm góp phần nâng tầm vị thế thủ đô.

    14:25 | 29/11/2024
  • Hà Nội: Xếp hạng 7 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

    (Xây dựng) – Ngày 28/11, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ký ban hành Quyết định số 6162/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

    09:44 | 29/11/2024
  • Về Long An hòa mình trong “Khát vọng sông Vàm”

    (Xây dựng) - Tối 28/11, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 chủ đề “Khát vọng sông Vàm” sẽ chính thức khai mạc. Tuần lễ bao gồm chuỗi hoạt động phong phú, hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị…

    22:18 | 28/11/2024
  • Tu Mơ Rông (Kon Tum): Bảo tồn và phát huy văn hóa độc đáo của người Xơ Đăng qua Hội thi Cồng chiêng, Xoang Xơ Đăng

    (Xây dựng) - Ngày 28/11, tại Quảng trường Trung tâm huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức khai mạc Hội thi Cồng chiêng, Xoang của đồng bào dân tộc Xơ Đăng lần thứ II. Sự kiện kéo dài 2 ngày, từ ngày 28-29/11, là một trong năm hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V và Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, đồng thời kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Tu Mơ Rông.

    22:11 | 28/11/2024
  • Bến Vũng Rô – Biểu tượng của ý chí và khát vọng đấu tranh của dân tộc Việt Nam

    (Xây dựng) - Vũng Rô - một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc Việt Nam, là hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước của dân tộc ta.

    21:59 | 28/11/2024
  • Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

    (Xây dựng) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, diễn ra từ ngày 27-30/11 tại thành phố Hà Tĩnh.

    11:13 | 28/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load