Thứ năm 25/04/2024 00:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Xe đạp muôn năm

16:00 | 13/12/2016

(Xây dựng) - Việc các TP lớn ở Việt Nam khuyến khích người dân đi xe đạp và sẽ sử dụng xe đạp công cộng trong giao thông nội đô trong tương lai gần (tức là khoảng mươi năm nữa thôi), mà Hà Nội đi tiên phong, đang hứa hẹn mở ra một thời kỳ mới đầy sáng sủa của giao thông đô thị. Giờ cáo chung của giao thông xe máy sắp điểm?!

xe dap muon nam

Việc sử dụng xe đạp làm phương tiện giao thông cá nhân đã được nhiều nước phát triển ở châu Âu thực hiện cách đây từ vài thập niên ở thế kỷ trước. Giao thông xe đạp càng được cổ vũ khi mà thế giới đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, tai nạn khi tham gia giao thông, môi trường sống bị ô nhiễm và nguồn nhiên liệu thiên nhiên như dầu mỏ đang ngày một cạn kiệt. Xe đạp vốn xưa đã là phương tiện quen thuộc của người dân Việt Nam từ nông thôn tới đô thị. Những năm 80 trở về trước, phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu là xe đạp. Với người dân, xe đạp là cả một tài sản. Vì thế, để đảm bảo cho cái tài sản này, Nhà nước đã phải cấp cho mỗi chiếc xe đạp một cái biển kiểm soát và một cái thẻ đăng ký như đăng ký xe máy, ôtô bây giờ. Khi ấy, giao thông trên đường phố chủ yếu là xe đạp. Xe máy rất ít. Ôtô cá nhân lại càng hiếm. Giao thông công cộng chủ yếu là xe buýt và tàu điện “Leng keng! Leng keng..!”. Đến đầu những năm 90 thì xe máy bắt đầu chiếm ưu thế và ngày càng tăng nhanh, tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. Tiếp đến, từ năm 2000 đến nay, ôtô cá nhân ngày càng nhiều.

Hệ thống đường đô thị dẫu đã được cải thiện, mở rộng với các đường vành đai 2, vành đai 3… cùng rất nhiều cầu vượt, hầm chui rồi đường sắt đô thị, xe buýt nhanh, metro sẽ được thực hiện, nhưng hầu như vẫn không đáp ứng nổi giao thông cho hàng triệu xe máy và hàng chục vạn ôtô các loại. Nên suốt ngày chính quyền phải đau đầu vì tai nạn giao thông và nạn tắc đường kẹt xe. Tàu điện thì đã bị khai tử từ cuối thập niên 80, còn xe đạp thì hầu như gần biến mất hoàn toàn. Có chăng, giờ trên đường phố chỉ còn những chiếc xe đạp cũ mèm chở hàng của những người bán dạo, hoặc quanh Bờ Hồ, Hồ Tây sáng sáng chiều chiều những ngày trời đẹp, là các ông bà tuổi tầm trung niên, da dẻ hồng hào béo tốt gò mình trên những chiếc xe đạp bóng bẩy đạp xe theo tinh thần thể thao để giảm béo, giữ gìn sức khỏe. Gần đây, thêm loại xe đạp điện. Rất tiện lợi, không dùng xăng dầu, không phun khói độc vào môi trường, mà tốc độ cũng lên tới 30 - 40km/giờ, chẳng kém gì xe máy.

Nếu TP triển khai xe đạp công cộng, tức là ở những nơi bến tàu, bến xe… sẽ lắp đặt hệ thống xe đạp công cộng. Ai muốn đi thì quẹt thẻ như kiểu ta rút tiền ở trạm ATM hay mua vé thuê xe theo giờ như mua vé xe buýt chẳng hạn. Chưa rõ nhà quản lý chọn kiểu nào cho thuận tiện và phù hợp với điều kiện của người Việt Nam. Xe đạp công cộng được triển khai (cùng với việc người dân quay lại sử dụng xe đạp thay vì xe máy), thì sẽ hạn chế việc ôtô cá nhân và xe máy vào nội đô. Mời các bác gửi xe vào bãi, rồi đi xe buýt hay thuê xe đạp mà vào TP làm việc, dạo chơi. Khi ấy, TP sẽ sạch khói xe, môi trường bớt bị ô nhiễm và điều quan trọng là tai nạn giao thông sẽ rất giảm, nạn ùn tắc, chen lấn nhau và phóng nhanh vượt ẩu sẽ chấm dứt. Cảnh sát giao thông đỡ vất vả. Các bệnh viện sẽ giảm tải bởi nạn nhân do giao thông. Nhà nước sẽ đỡ được vài trăm ngàn tỷ mỗi năm để lo giải phóng mặt bằng, xây cầu vượt, cầu chui, mở rộng đường và thiệt hại kinh tế do nạn tắc đường, tai nạn giao thông gây ra.

Đó là viễn cảnh tươi đẹp của giao thông xe đạp!

Xe đạp muôn năm!

KTS Phạm Thanh Tùng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load