Thứ tư 09/10/2024 10:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Giải pháp “nóng” chống ùn tắc giao thông đô thị:

Xe buýt nhanh có giải quyết được vấn đề

11:54 | 27/09/2010

Việc thí điểm các tuyến buýt nhanh (BRT) được coi như là giải pháp cứu cánh cho tình trạng ùn tắc giao thông đô thị. Tuy nhiên, sau hơn 6 tháng thí điểm, các tuyến BRT vẫn chưa thực sự đáp ứng được như mong đợi.

Trên thực tế, tại một đô thị hiện đại, xe buýt đóng vai trò quan trọng, bổ trợ cho mối liên hệ giữa các tuyến đường sắt nội đô. Tại Hà Nội, khi các tuyến đường sắt đang dậm chân tại chỗ thì giải pháp đưa các tuyến BRT, quy hoạch lại các tuyến xe buýt được xác định là lối ra cơ bản cho giao thông.


Ảnh minh họa

Còn nhớ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo từng chỉ đạo: Trong năm 2010, việc phát triển mạnh các tuyến BRT sẽ là giải pháp quan trọng trong việc kích thích người dân tham gia phương tiện công cộng, giảm ùn tắc giao thông đô thị. Với chủ trương đó, cuối năm 2009, Hà Nội đã thí điểm 6 tuyến BRT gồm: tuyến buýt số 54 Long Biên - Bắc Ninh, tuyến 16 bến xe Giáp Bát - Mỹ Đình, tuyến 8 Long Biên - Đông Mỹ, tuyến 28 bến xe Giáp Bát - Đông Ngạc, tuyến 32 bến xe Giáp Bát - Nhổn và tuyến số 2 Bác Cổ - bến xe Yên Nghĩa.

Theo ghi nhận, các tuyến BRT trên vẫn hoạt động theo sơ đồ và lộ trình cũ và mức thu phí không thay đổi so với buýt chậm. Tuy nhiên, BRT chỉ được tăng cường vào các giờ cao điểm và dừng đón, trả khách ở những điểm trung chuyển xe buýt lớn và đông khách. Chính vì thế, hiệu quả của BRT chưa thực sự lớn khi nhu cầu đi xe buýt tại Hà Nội tăng cao. Thống kê cho thấy Hà Nội hiện có gần 80 tuyến buýt với hơn 1.000 xe buýt đang vận hành và 1.300 điểm dừng đỗ. Tần suất phục vụ của xe buýt dao động từ 6 - 20 xe/giờ. Năm 2009, mạng lưới xe buýt Hà Nội đã vận chuyển hơn 420 triệu lượt khách.

Tuy nhiên, khi số người nhập cư vào Hà Nội đang tiếp tục tăng mạnh và sau khi Hà Nội mở rộng, địa giới hành chính dân số lên tới 6,5 triệu người. Con số này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 10 triệu vào những năm 2020. Điều này dẫn tới sự gia tăng lớn về nhu cầu đi lại, đồng nghĩa với việc sẽ tạo một áp lực lớn cho vận tải công cộng, nhưng đây sẽ là điều kiện cho xe buýt phát triển. Khảo sát cho thấy, việc mở rộng thêm các tuyến BRT đang nhận được ủng hộ rất lớn từ phía người dân bởi nó sẽ giúp rút ngắn thời gian chờ đợi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại hiện nay.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: BRT là phải đảm bảo được tiêu chí nhanh, nhưng mức độ nhanh của BRT chỉ đạt cao hơn so với xe buýt thông thường chứ chưa đáp ứng như kỳ vọng ban đầu (dự kiến BRT sẽ tiết kiệm được 45 - 60 phút tùy từng tuyến). Vì thế, để nâng cao hiệu quả của BRT trong bối cảnh hiện nay, thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng và số chuyến xe buýt, phấn đấu đạt 10 - 15% nhu cầu đi lại trong đô thị vào năm 2011, định hướng đạt 25% vào năm 2020.

Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội - ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết: Với mục tiêu phát triển các tuyến BRT, Hà Nội sẽ nhân rộng mô hình này bằng loại xe buýt có sức chở lớn, tốc độ nhanh chạy trên các đường dành riêng. Ông Hùng cũng cho biết thêm: Hà Nội hiện đang triển khai xây dựng 1 tuyến buýt nhanh khối lượng lớn BRT bằng vốn WB, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2013. Việc xây dựng thêm các tuyến xe buýt nhanh sẽ hướng đến mục tiêu đáp ứng 45 - 55% nhu cầu vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Bên cạnh đó, một số tuyến BRT và tuyến xe buýt ưu tiên để hỗ trợ cho các tuyến đường sắt đô thị, bao gồm: Tuyến 1: Ba La Bông Đỏ - quốc lộ 6 - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Láng Hạ - Kim Mã; Tuyến 2: Vĩnh Quỳnh - Giải Phóng - Đại Cồ Việt - Phố Huế - Hàng Bài; Tuyến phụ trợ cho tuyến đường sắt đô thị số 2, tuyến BRT đi Sóc Sơn - Đông Anh - Kim Nỗ - Mê Linh - Vĩnh Yên sẽ nhanh chóng được xây dựng.

Ông Hùng cho biết: Trước đó, vào tháng 5/2010, Sở GTVT Hà Nội cũng đã triển khai thêm nhiều tuyến BRT với thời gian 5 phút/chuyến giúp hành khách không còn phải chen chúc như trước nữa. Ngoài ra, Hà Nội cũng sẽ khuyến khích mở rộng dịch vụ vận tải bán công đưa đón học sinh, công nhân hiện đang được triển khai nhưng chưa có quy mô rộng…

Tịnh Trí

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Bài 2: Đảng ủy cơ quan Sở Xây dựng, hạt nhân chính trị lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển

    (Xây dựng) - Nếu ví hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị giống như chuyển động của một đoàn tàu thì cấp ủy cơ quan luôn đóng vai trò như là đầu đoàn tàu, đầu tàu chạy đúng đường ray sẽ giúp cả đoàn tàu cùng chạy đúng hướng về nhà ga. Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở, Đảng ủy cơ quan Sở Xây dựng luôn phối hợp chặt chẽ với tập thể lãnh đạo Sở chỉ đạo thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố giao; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các đoàn thể trực thuộc duy trì hoạt động ổn định, vững mạnh, phát huy vai trò theo chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần trong sự trưởng thành và phát triển của Sở Xây dựng Hà Nội.

  • Quảng Bình: Triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 3.640 hộ nghèo, hộ cận nghèo

    (Xây dựng) - Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức họp bàn để triển khai chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

  • Ông Nguyễn Văn Kiên giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Hải Dương

    (Xây dựng) - Sáng 8/10, Thành ủy Hải Dương (Hải Dương) tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về công tác nhân sự.

  • Bài 1: Chặng đường dài kiến tạo Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

    (Xây dựng) – Trải qua 70 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Sở Xây dựng Hà Nội đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, từng bước lớn mạnh và khẳng định vị thế, vai trò tiên phong trong công cuộc xây dựng và kiến thiết Thủ đô, được đánh dấu bởi những mốc son hào hùng, những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

  • Đồng Nai: Không giao kịp mặt bằng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, xã phường sẽ bị kỷ luật

    (Xây dựng) - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức nêu rõ quan điểm chỉ đạo rằng: Đến ngày 15/10/2024, xã, phường nào bàn giao 100% mặt bằng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tỉnh này sẽ khen thưởng. Ngược lại, xã, phường nào chưa bàn giao đủ mặt bằng sẽ phải chịu hình thức kỷ luật.

  • Ông Dương Ngọc Hải làm Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh

    (Xây dựng) - Ngày 8/10, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định phân công ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Thành phố thực hiện nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load