Thứ sáu 13/12/2024 22:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Xây dựng quy chuẩn riêng cho công trình thoát nước đô thị

12:51 | 31/07/2014

(Xây dựng) -  Hệ thống thoát nước tại các đô thị hiện nay là hệ thống thoát nước chung cho cả 3 loại nước thải là nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa. Qua nhiều năm sử dụng, những hệ thống này đã xuống cấp. Không những vậy, các quy chuẩn về xây dựng hạ tầng công trình thoát nước chưa đồng bộ, khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn. Để giải quyết tình trạng này, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện lấy ý kiến Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia (QCVN 07-2:2014/BXD) các công trình hạ tầng kỹ thuật – Công trình thoát nước.


Các công trình thoát nước đô thị sẽ có quy chuẩn riêng

Phải sử dụng vật liệu chống ăn mòn

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, hiện nay tỷ lệ các hộ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị nhiều nơi còn rất thấp. Các tuyến cống được xây dựng và bổ sung chắp vá, có tổng chiều dài ngắn hơn nhiều so với chiều dài đường phố, ngõ xóm. Nhiều tuyến cống lại không đủ tiết diện thoát nước hay bị phá hỏng, gây úng ngập cục bộ. Úng ngập thường xuyên xảy ra nhiều nơi về mùa mưa. Nước thải nhà vệ sinh phần lớn chảy qua bể tự hoại rồi xả ra hệ thống thoát nước chung tới kênh, mương, ao hồ tự nhiên hay thấm vào đất. Chính vì vậy, dự thảo Quy chuẩn Việt Nam về các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình thoát nước được người dân cũng như chủ đầu tư hết sức quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến.

Dự thảo quy chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ trong đầu tư xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp các công trình thoát nước mưa, thoát nước thải và xử lý nước thải. Vật liệu và kết cấu ống, cống và các công trình trên mạng lưới thoát nước phải đảm bảo độ bền, ổn định dưới tác động của tải trọng, điều kiện tự nhiên, ăn mòn trong suốt tuổi thọ của công trình.

Mối nối đường ống phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn được áp dụng. Đường kính tối thiểu của ống, cống thoát nước mưa, cống thoát nước chung đơn vị ở là 300mm, ngoài đường phố là 400mm. Đường kính tối thiểu của ống, cống thoát nước thải trong khu nhà ở là 150mm, ngoài đường phố 200mm.

Tính toán đến an toàn công trình, dự thảo quy chuẩn nêu rõ về độ sâu chôn ống nhỏ nhất (tính đến đỉnh ống). Đối với khu vực không có xe cơ giới qua lại là 0,3m. Khu vực có xe cơ giới qua lại là 0,7m đối với tất cả các loạị đường kính ống. Trong trường hợp đặc biệt khi chiều sâu nhỏ hơn 0,7m thì phải có biện pháp bảo vệ ống.

Phải bố trí giếng thu nước mưa trên đường phố, quảng trưởng nhằm đảm bảo thu hết nước mưa. Khi chiều rộng đường phố nhỏ hơn 30m hoặc khi độ dốc lớn hơn 0,03 thì khoảng cách giữa các giếng thu không lớn hơn 60m. Chiều dài của đoạn ống nối từ giếng thu đến giếng thăm của đường cống không lớn hơn 40m. Đáy của giếng thu nước mưa phải có hố thu cặn với chiều sâu lớn hơn hoặc bằng 0,3m và cửa thu phải có song chắn rác. Mặt trên song chắn rác đặt thấp hơn rãnh đường khoảng 20-30mm.

Đối với mạng lưới thoát nước mưa khi độ chênh cốt đáy ống nhỏ hơn hoặc bằng 0,5m, đường kính ống dưới 1.500mm và tốc độ dòng chảy không quá 4m/s thì cho phép nối ống bằng giếng thăm. Khi độ chênh cốt lớn hơn phải có giếng chuyển bậc.

Theo PGS. TS Nguyễn Việt Anh, Phó viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường: Việc xây dựng quy chuẩn riêng biệt về xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật công trình thoát nước là việc làm hết sức cấp bách hiện nay. Để có thể thực hiện được quản lý nước thải bền vững cho các đô thị, chủ đầu tư phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nước thải đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái. Áp dụng triệt để phương thức tiếp cận tổng hợp, quản lý theo lưu vực. Thoát nước, xử lý nước thải, cũng như các vấn đề hạ tầng kỹ thuật đô thị khác, cần được giải quyết một cách đồng bộ, và càng lồng ghép sớm từ khâu quy hoạch, chi phí càng giảm.

Tái sử dụng nước thải sau xử lý

Dự thảo quy chuẩn cũng quy định, nước thải khi đưa tới nhà máy (trạm) xử lý, đặc biệt là xử lý sinh học phải bảo đảm các yêu cầu như độ pH không nhỏ hơn 6,5 và không lớn hơn 8,5; Nhiệt độ không dưới 100C và không trên 400C; Tổng hàm lượng của các muối hoà tan (TDS) không quá 15g/l; Nồng độ các chất hữu cơ đặc thù bền vững sinh học, các chất độc hại không được vượt quá quy định riêng đối với từng loại hình công nghệ xử lý sinh học; Nước thải không chứa mỡ không hoà tan, nhựa và dầu mazut... Đối với trạm xử lý nước thải sinh hoạt xây dựng mới có công suất lớn hơn hoặc bằng 100m3/ngàyđêm và trạm xử lý nước thải công nghiệp phải có phương án tái sử dụng nước thải sau xử lý.

Khi nối mạng lưới thoát nước thải các hộ dân cư, dịch vụ, nước thải sản xuất của từng xí nghiệp vào mạng lưới thoát nước phải có ống xả riêng và có giếng kiểm tra đặt ngoài phạm vi hộ dân cư hay xí nghiệp công nghiệp. Nước thải sản xuất khi xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường của hệ thống tiếp nhận.

Ông Nguyễn Trung Hòa – Vụ trưởng vụ Khoa học công nghệ & Môi trường, Bộ Xây dựng cho biết: Việc lồng ghép các hoạt động xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc tái sử dụng nước thải là một giải pháp thực sự hữu ích và bền vững. Hiện nay có nhiều công nghệ tái chế nước thải đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng tùy vào mục đích sử dụng. Đơn cử như công nghệ than hoạt tính sinh học kết hợp với lọc cát sinh học. Nguồn nước xử lý có thể đạt được chất lượng nước tái sinh cho đối tượng sử dụng nước có chất lượng thấp như dội rửa toilet, tưới cây xanh... Sau khi chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ thiết kế, các cơ quan chức năng cần thẩm tra, thẩm định thiết kế theo đúng quy định hiện hành, tuân thủ các quy định Quy chuẩn QCVN 07-2:2014/BXD.

Hiệp Bắc

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Dương: Hành trình 28 năm và hướng tới tương lai

    (Xây dựng) - Bình Dương đã trải qua một chặng đường phát triển ấn tượng trong 28 năm qua, vươn mình từ một địa phương còn nhiều khó khăn trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội năng động bậc nhất cả nước. Sự thành công này là kết quả của nhiều yếu tố, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền tỉnh, đến sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp và sự đồng lòng, chung sức của người dân.

  • Cần Thơ: Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp phát triển

    (Xây dựng) - Sáng 13/12, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.

  • Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 2.825 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của các tầng lớp nhân dân, thành phố Vĩnh Yên đã thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy giao.

  • Hải Dương: Giải ngân vốn đầu tư công vượt cao so với kế hoạch

    (Xây dựng) – Năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công của Hải Dương vượt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trở thành một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế Hải Dương.

  • Ký kết hợp đồng Gói thầu EPC của dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo

    (Xây dựng) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ: Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

  • Doanh nghiệp có vốn nước ngoài thực hiện báo cáo đầu tư thế nào?

    (Xây dựng) - Công ty của bà Trần Thị Thúy Ngọc (Thành phố Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức chuyển nhượng vốn, không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load