Thứ sáu 29/03/2024 13:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tại các doanh nghiệp Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ

12:45 | 04/12/2021

(Xây dựng) - Đây là nội dung được đề cập tại Hội thảo “Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tại các doanh nghiệp Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ: Thực trạng và giải pháp” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức, sáng 4/12.

xay dung doi ngu lanh dao chu chot tai cac doanh nghiep nha nuoc ngang tam nhiem vu
Đồng chí Nguyễn Thành Phong - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.

Đồng chí Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đồng chí Nguyễn Long Hải - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đồng chủ trì Hội thảo.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, kết hợp trực tuyến kết nối với hơn 300 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học... Hội thảo nằm trong chương trình xây dựng Đề án “Xây dựng quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với thể chế chính trị, cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”.

Đề án được Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, nhằm thực hiện mục tiêu: “Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội và bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp” theo tinh thần của Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”.

Hội thảo nhằm tập hợp các ý kiến của các cơ quan quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp Nhà nước; cung cấp, trao đổi các luận cứ khoa học và thực tiễn về thực trạng việc thực hiện các chủ trương, chính sách quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, trọng tâm là việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và theo dõi, đánh giá cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước; nêu thực trạng đội ngũ các bộ quản lý, quản trị kinh doanh doanh nghiệp nhà nước; kiến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp Nhà nước đến năm 2030.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thành Phong - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị: Để cung cấp thêm luận cứ cho xây dựng Đề án “Quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thể chế chính trị, cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” trình Bộ Chính trị trong năm 2022, Hội thảo cần tập trung thảo luận làm rõ một số vần đề như chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; theo dõi, đánh giá cán bộ, nhất là cán bộ quản lý, quản trị tại doanh nghiệp Nhà nước.

Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, theo dõi, đánh giá cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp Nhà nước. Đánh giá việc thực hiện vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong quản lý, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, theo dõi, đánh giá cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp Nhà nước. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, theo dõi, đánh giá cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp Nhà nước.

Kiến nghị, đề xuất với Đảng và Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách và quy định về quản lý, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, theo dõi, đánh giá cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ đến năm 2030...

xay dung doi ngu lanh dao chu chot tai cac doanh nghiep nha nuoc ngang tam nhiem vu
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết: Ban chấp hành Trung ương đã ban hành các Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặt, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Các Nghị quyết đã có đánh giá hết sức toàn diện và đầy đủ về thực trạng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý tại doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Một trong 05 nhóm giải pháp chủ yếu đề ra tại Nghị quyết số 12-NQ/TW là giải pháp về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước.

Triển khai thực hiện các Nghị quyết, trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quy định mới về công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ lãnh đạo, quản lý DNNN như: Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; Luật doanh nghiệp năm 2020; Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp…

Đồng thời với đó, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm được đổi mới, tăng cường. Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp Nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực; cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn có một số cán bộ còn yếu kém về năng lực quản lý và tinh thần trách nhiệm.

Tại hội thảo, các đại biểu đề cập đến nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến công tác cán bộ tại doanh nghiệp Nhà nước, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh và sự phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. Đơn cử như việc tuyển chọn nhân lực của cấp quản lý, quản trị doanh nghiệp chưa đủ độ mở để tuyển chọn được người tài giỏi đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh quốc tế hiện nay; Một số chủ trương đổi mới về vấn đề cán bộ của Đảng chưa được thể chế hóa để đưa vào cuộc sống…

Ban Kinh tế Trung ương cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ tổng hợp, chắt lọc các ý kiến, kiến nghị và đề xuất của các Bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước, chuyên gia và các nhà khoa học tại Hội thảo để xem xét tiếp thu, phục vụ hoàn thiện Đề án “Xây dựng quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thể chế chính trị, cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế” trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào năm 2022.

Minh Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

  • Bình Định – Canada trao đổi, hợp tác, liên kết cùng phát triển

    (Xây dựng) – Sáng 28/3, UBND tỉnh Bình Định và Hội doanh nhân Việt Nam – Canada đã phối hợp, tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại với chủ đề “Canada – Cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load