Thứ hai 11/11/2024 16:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Xây dựng đặc khu: Cần tư duy cởi mở để chấp nhận những khác biệt

08:00 | 14/11/2017

(Xây dựng) - Đã là “đặc biệt” thì phải vượt trội, phải khác biệt, phải cạnh tranh quốc tế, miễn là không trái Hiến pháp. Đó là điều đã được nhiều đại biểu Quốc hội khẳng định khi thảo luận về Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Và bởi vậy, rất cần có tư duy cởi mở để chấp nhận những điều “khác biệt”.

Sớm chốt phương án mô hình chính quyền đặc khu

Không nằm ngoài dự đoán, ngay từ lần đầu tiên Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được đưa ra Quốc hội, rất nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận về phương án tổ chức chính quyền địa phương ở các đặc khu. Đã có hai phương án đề xuất và trước đó, do còn nhiều ý kiến khác nên Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định khi đọc báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật đã đề nghị Quốc hội “xem xét, cho ý kiến”.

Không phải là không còn những ý kiến trái chiều, song sau trình bày Tờ trình Dự thảo Luật của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự đồng tình với phương án tổ chức chính quyền đặc khu theo hướng không tổ chức HĐND và UBND, mà thực hiện thiết chế Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, có bộ máy giúp việc, các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Trưởng khu hành chính. Đây cũng chính là phương án ưu tiên lựa chọn của Chính phủ, thay vì phương án 2 là tổ chức chính quyền đặc khu có HĐND và UBND nhưng chỉ ở một cấp.


Vân Đồn - một trong 3 đặc khu kinh tế đang chờ Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được ban hành để kêu gọi đầu tư phát triển

“Phương án 1 là tối ưu. Phương án 2, nếu thực hiện sẽ không tạo được sự đột phá”, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) đã nói như vậy.

Đại biểu Lê Quân (Hà Nội) mặc dù cho rằng, chưa thực hiện thì chưa biết “áo rộng thế nào là vừa”, song cũng đồng tình với phương án 1 mà Chính phủ đề xuất. Lý do là vì, việc trao thẩm quyền cho Trưởng đơn vị sẽ tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải cách thể chế và tạo điều kiện để dùng người tài.

Còn đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) thì khẳng định, ông đồng tình với phương án 1, bởi điều này sẽ tạo sự đột phá về thể chế hành chính và tổ chức chính quyền địa phương, đảm bảo tổ chức bộ máy và nhân sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

“Về tổ chức bộ máy, tôi thiên về phương án 1 để có cơ chế thông thoáng. Nhưng xây dựng mô hình chính quyền như vậy thì phải làm rõ quyền và nghĩa vụ của Trưởng đặc khu và có cơ chế giám sát”, đại biểu Nguyễn Văn Quyền (Cần Thơ) nói.

Tất nhiên, đúng như ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Quyền, cùng với xây dựng mô hình chính quyền theo hướng không có HĐND và UBND, và trao quyền lớn cho Trưởng đơn vị, thì phải có cơ chế giám sát chặt chẽ. Đây cũng là điều đã được nhấn mạnh rất nhiều kể từ khi Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được đưa ra lấy ý kiến công luận.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, khi phân cấp, trao quyền nhiều cho Trưởng đơn vị thì phải có cơ chế giám sát đi kèm. Bởi thế, Ban soạn thảo đã thiết kế trong Dự thảo Luật các cơ chế giám sát cả theo chiều dọc và chiều ngang, từ giám sát của các bộ, ngành Trung ương, tới giám sát từ UBND cấp tỉnh, HĐND cấp tỉnh…

“Nhưng giám sát nhiều quá chưa phải đã hay. Nên có cơ chế giám sát tập trung, có một bộ phận xem xét các văn bản quy phạm pháp luật mà Trưởng đơn vị ban hành, nếu có vấn đề thì thổi còi ngay”, đại biểu Vũ Hồng Thanh (Quảng Ninh), Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói.

Cũng theo ông Vũ Hồng Thanh, thì Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV này, Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mới chỉ được trình ra Quốc hội xem xét, có ý kiến. Tới Kỳ họp thứ 5 sẽ được thông qua và do vậy, ở kỳ họp này phải quyết định một số vấn đề, chẳng hạn mô hình tổ chức chính quyền theo hướng nào, để từ đó, Ban soạn thảo hoàn thiện Dự thảo, trình Quốc hội vào giữa năm tới.

Tư duy cởi mở là “chìa khóa” thành công

Có một điều luôn được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, đó là Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là một luật khó, liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực và có phạm vi ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống pháp luật của Việt Nam. Thêm nữa, nhiều đề xuất về thể chế, chính sách trong Dự thảo Luật là vượt trội so với các quy định pháp luật hiện tại, thậm chí còn được coi là trên các luật khác. Do vậy, thành công của luật này phụ thuộc vào việc tư duy có cởi mở hay không.

Cởi mở để chấp nhận các khác biệt, đột phá về mô hình tổ chức chính quyền. Cởi mở để chấp nhận hàng loạt đề xuất vượt trội liên quan đến các chính sách kinh tế - xã hội, bao gồm cả các quy định liên quan đến tiếp cận đất đai, hay xử lý tranh chấp ở tòa án nước ngoài… Cởi mở để chấp nhận một thực tế là nhà đầu tư có một cái quyền rất lớn là quyền “không làm”, và vì thế, phải xây dựng thể chế, chính sách theo hướng “những gì nhà đầu tư cần và chúng ta có thể cho phép”, chứ không phải là “có gì thì cho nhà đầu tư”.

Khẳng định rằng đây là cơ hội tốt để Việt Nam đón nhận làn sóng đầu tư mới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc xây dựng thể chế, chính sách cho việc hình thành và phát triển các đặc khu phải trên quan điểm cùng có lợi, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư.

“Nên nhớ rằng, lập đặc khu, chúng ta không đi đầu tư, mà là tạo không gian đầu tư mới, một sân chơi mới, tạo thể chế, chính sách cạnh tranh để nhà đầu tư vào đầu tư phát triển các đặc khu thành các cực tăng trưởng của nền kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển các đặc khu, nhiều đại biểu Quốc hội đã khẳng định việc cần sớm xem xét và thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để tạo hành lang pháp lý cho các đặc khu.

“Chúng ta đã quá chậm trong việc hình thành các đặc khu rồi”, đại biểu Đặng Thuần Phong nói. Trong khi đó, đại biểu Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận), Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội một mặt khẳng định mình “tin tưởng vào sự thành công của Dự án Luật”, bởi Chính phủ đã tạo ra thể chế, chính sách vượt trội, cạnh tranh để thu hút đầu tư, mặt khác nhấn mạnh “nếu chần chừ sẽ mất đi cơ hội”.

“Quảng Ninh đang rất hừng hực, nếu chúng ta tiếp sức được cho họ thì họ sẽ thành công”, đại biểu Trần Hồng Nguyên nói.

Không chỉ Quảng Ninh, mà cả Khánh Hòa, Kiên Giang đều rất kỳ vọng vào sự thành công của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Cả ba địa phương này đang hồ hởi trình và đã lần lượt thông qua các đề án thành lập các đặc khu tại tỉnh mình.

“Một số đại biểu băn khoăn, trong khi nguồn lực đầu tư công còn khó khăn thì lại phải đầu tư cho 3 đặc khu này. Nhưng các địa phương, ví như Quảng Ninh không xin kinh phí, họ chỉ xin cơ chế để tạo ra nguồn lực phát triển. Do vậy, phải có thể chế, chính sách đột phá, khác biệt. Chỉ cần không trái Hiến pháp, còn lại tất cả đều có thể xem xét”, ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội

    Năm 2024 là năm tăng tốc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Ngay từ đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

    08:39 | 11/11/2024
  • Cần chính sách phát triển để ngành Công nghiệp hỗ trợ điện tử Việt Nam là trung tâm sản xuất của châu Á

    (Xây dựng) - Những năm qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ điện tử đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, có vị trí then chốt trong nền kinh tế. Tuy nhiên để chủ động sản xuất bền vững theo châu Âu, Mỹ ngày một thắt chặt thì bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp cũng cần rất nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ điện tử của Việt Nam phát triển trong thời gian tới.

    07:46 | 11/11/2024
  • Bình Định: Đề xuất mô hình cụm liên kết sản xuất các nguyên phụ liệu quan trọng ngành may mặc

    (Xây dựng) - Mục tiêu tỉnh Bình Định với phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) hài hòa, bền vững giữa các ngành công nghiệp, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm với các ưu tiên đột phá. Thời gian qua, tỉnh đã đầu tư hạ tầng giao thông, khu cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp CNHT. Tuy nhiên, để hiện thực hoá mục tiêu này địa phương đề xuất các cơ chế hỗ trợ.

    07:45 | 11/11/2024
  • Vĩnh Phúc chú trọng hạ tầng công nghiệp thúc đẩy ngành sản xuất linh kiện điện tử phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Vĩnh Phúc với vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng công nghiệp hiện đại, cùng chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, ngành sản xuất linh kiện điện tử đã phát triển mạnh mẽ. Hơn 200 doanh nghiệp, bao gồm nhiều tập đoàn lớn, đang hoạt động tại đây, cung cấp sản phẩm cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, tỉnh cũng đối mặt với thách thức đòi hỏi các chiến lược phát triển bền vững.

    07:45 | 11/11/2024
  • Hải Dương: Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sáng 9/11, Tổ công tác chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị thống nhất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công năm 2024.

    22:13 | 10/11/2024
  • Núi Thành (Quảng Nam): Chấm dứt hợp đồng thi công của Công ty Huy Khoa

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Tư vấn thiết kế và xây dựng Huy Khoa (Công ty Huy Khoa) vừa bị UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) chấm dứt hợp đồng thi công một gói thầu trị giá gần 2 tỷ đồng trên địa bàn.

    18:17 | 10/11/2024
  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

    (Xây dựng) - Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn 2024 thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia.

    15:49 | 10/11/2024
  • Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành bị chấm dứt hợp đồng Gói thầu XL01

    (Xây dựng) - Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa ra quyết định chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết trước đó với Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành (Công ty Hà Thành). Đơn vị thực hiện Gói thầu XL01 - cải tạo làm thang thoát hiểm cho hội trường tầng 8, nhà E4 trường Đại học Kinh tế.

    14:33 | 10/11/2024
  • Cần gỡ khó để công nhân được vay vốn ưu đãi

    (Xây dựng) - Từ khi quy định mới ra đời, công nhân lao động gần như không thể vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Tổ chức Tín dụng vi mô CEP, càng gặp thêm nhiều khó khăn trong cuộc sống…

    14:19 | 10/11/2024
  • Có được dùng chi phí giảm thuế để bổ sung hạng mục mới?

    (Xây dựng) - Việc bổ sung hạng mục đầu tư mới, nếu thuộc các trường hợp được điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng thì cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự án (bao gồm cả điều chỉnh tổng mức đầu tư, không liên quan đến việc sử dụng chi phí do giảm thuế GTGT).

    14:10 | 10/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load