Thứ bảy 20/04/2024 03:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vượt dịch để phát triển

08:00 | 09/02/2021

(Xây dựng) - Trong năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng Viện Kiến trúc Quốc gia Bộ Xây dựng vẫn nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao và duy trì sự phát triển tốt, xứng đáng là Viện nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng.

vuot dich de phat trien
Viện Kiến trúc Quốc gia và UBND tỉnh Hà Giang ký Thỏa thuận hợp tác thực hiện Chương trình và Kế hoạch trung hạn 2020 - 2025 của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng; Quản lý và phát triển đô thị, nông thôn.

Xây dựng mô hình bệnh viện dã chiến

Năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt khi toàn xã hội đều chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhưng Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia Đỗ Thanh Tùng cho rằng, với tình hình phát triển của dịch bệnh thì cả xã hội sẽ phải học cách sống chung với dịch để trở lại nhịp sống bình thường.

Với tinh thần đó, Viện Kiến trúc Quốc gia đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành tốt công tác phục vụ tư vấn quản lý nhà nước trong năm 2020, bao gồm: tham gia hoàn thiện Luật Kiến trúc và các Nghị định, Thông tư liên quan; tham gia chính trong Ban tiêu chuẩn công trình kiến trúc và kỹ thuật bên trong tòa nhà của Bộ Xây dựng… và đặc biệt là tham gia xây dựng mô hình bệnh viện dã chiến.

Trên cơ sở học tập kinh nghiệm quốc tế và điều chỉnh phù hợp với điều kiện của Việt Nam, Viện Kiến trúc Quốc gia phối hợp với Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam (VNCC), Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) và các đơn vị liên quan để nghiên cứu, đề xuất với Bộ Xây dựng về mô hình bệnh viện dã chiến. Các mô hình bệnh viện đều được xây dựng theo phương pháp tiền chế, lắp ghép các cấu kiện rời hoặc các module block được sản xuất sẵn tại nhà xưởng.

Bệnh viện có 2 dạng xây dựng cơ bản là lắp ghép các cấu kiện bên trong những công trình có sẵn (sân vận động, nhà thi đấu, nhà xưởng sản xuất...) hoặc xây mới trên nền đất trống. Theo đánh giá của Viện Kiến trúc Quốc gia, điều kiện của Việt Nam thích hợp xây dựng bệnh viện dã chiến bên trong các công trình có sẵn, đặc biệt là tại các nhà xưởng. Mặt khác, xây dựng bệnh viện theo phương pháp lắp ghép các cấu kiện rời sẽ thuận lợi cho việc tháo lắp, lưu kho và dễ dàng bảo quản, tái sử dụng.

Về quy mô, bệnh viện dã chiến có 2 loại: tuyến tỉnh khoảng 800 - 1.000 giường, thời gian xây dựng tối đa 15 - 20 ngày; tuyến huyện khoảng 300 - 500 giường, thi công không quá 10 ngày.

Mô hình nhà chống bão lũ, sạt lở

Năm 2020, Việt Nam không chỉ có dịch Covid-19 hành hoành mà đợt lũ lụt lịch sử ở miền Trung cũng gây thiệt hại rất lớn về người và của.

Đối với vấn đề này, Viện Kiến trúc Quốc gia đã thực hiện 5 đề tài nghiên cứu khoa học và thiết kế điển hình liên quan đến kiến trúc nhà ở vùng bão lũ, sạt lở, ngập lụt, trong đó có mô hình nhà ở có chòi tránh lũ và nhà ở có buồng phao nổi được đánh giá cao khi áp dụng thực tế.

Nhưng Viện trưởng Đỗ Thanh Tùng cho rằng, các giải pháp hiện nay chỉ mang tính tạm thời và còn làm mất hình thái kiến trúc truyền thống tại các địa phương. Thực trạng bão lũ nghiêm trọng ở miền Trung diễn ra hàng năm và người dân vẫn phải sinh sống tại đó. Chính vì vậy, các địa phương cần có những giải pháp bền vững hơn. Nếu xác định được vùng “rốn lũ” thì phải xây dựng lộ trình cụ thể để di dời người dân. Các khu vực có quỹ đất hạn chế, bắt buộc người dân phải sống chung với lũ thì cần nghiên cứu các giải pháp căn cơ hơn theo nguyên tắc an toàn và đảm bảo sinh kế cho người dân.

Đặc biệt, Viện trưởng Đỗ Thanh Tùng nêu ý tưởng thiết kế “nền cạn” cho cả một vùng để phòng chống lũ lụt hiệu quả và bền vững hơn, dù vốn huy động ban đầu có thể rất lớn. Trong đó, “nền cạn” làm bằng bê tông cốt thép phải cao hơn mức đỉnh lũ hàng năm của khu vực so với đất nền hiện trạng. Người dân có thể xây nhà ở phía trên “nền cạn” và sản xuất bình thường ở phía dưới.

Đối với vấn đề sạt lở, Viện Kiến trúc Quốc gia đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp thiết kế xây dựng về kiến trúc, kết cấu... cho các loại hình nhà ở dân cư nông thôn. Hiện nay, Viện đang xây dựng sổ tay hướng dẫn thiết kế nhà ở cho vùng sạt lở miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên, Viện trưởng Đỗ Thanh Tùng lưu ý, việc cảnh báo nguy cơ sạt lở ở Việt Nam đang thiếu một dữ liệu quan trọng là bản đồ đánh giá nguy cơ sạt lở theo từng cấp độ ở mỗi khu vực. Bản đồ hiện nay có tỷ lệ quá lớn (khoảng 1/50.000 - 1/10.000), rất khó xác định chính xác các vùng, địa điểm có nguy cơ sạt lở cao.

Tăng cường hợp tác với các địa phương

Trong những năm qua, Viện Kiến trúc Quốc gia luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ Bộ Xây dựng giao và nhận được sự đánh giá cao từ các địa phương.

Trong năm 2020, Viện được Bộ Xây dựng giao thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng như xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2040; phát triển kiến trúc xanh và tiết kiệm năng lượng; xây dựng bộ tiêu chí đô thị xanh, công trình xanh…

Về phía địa phương, Viện giúp các tỉnh, thành phố thực hiện một số công việc quan trọng như tư vấn cho tỉnh TT-Huế về xây dựng Bộ tiêu chí đô thị có tính chất đặc thù về di sản; tư vấn cho TP.HCM về việc thành lập TP Thủ Đức…

Các thỏa thuận hợp tác với nhiều địa phương trong những năm qua chính là bằng chứng cho thấy giá trị thương hiệu của Viện Kiến trúc Quốc gia.

vuot dich de phat trien
Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia Đỗ Thanh Tùng đóng góp ý kiến để xây dựng mô hình bệnh viện dã chiến tại Việt Nam.

Sau khi tái thành lập vào năm 2014, Viện có thỏa thuận hợp tác với quận Hoàn Kiếm để thực hiện các đề tài liên quan đến chỉnh trang, thiết kế đô thị... cho các tuyến phố; bảo tồn và phát huy giá trị di sản quận Hoàn Kiếm.

Với TP.HCM, Viện ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM và UBND quận 3 để hợp tác trong lĩnh vực quản lý, phát triển quy hoạch - kiến trúc đô thị; tham mưu các chương trình, kế hoạch trong lĩnh vực ngành.

Trong năm 2020, Viện tiếp tục ký kết một số thỏa thuận hợp tác quan trọng, bao gồm: Thỏa thuận hợp tác thực hiện Chương trình và Kế hoạch trung hạn 2020 - 2025 của tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng; quản lý và phát triển đô thị, nông thôn; hợp tác với Trường Đại học Xây dựng miền Trung về đào tạo; hợp tác với Sở Xây dựng Huế trong lĩnh vực ngành...

Tính chuyên nghiệp đi đầu

Bất chấp tác động của dịch Covid-19, Viện Kiến trúc Quốc gia vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2020. Năm đầu tái thành lập, Viện thu về khoảng 7 tỷ đồng từ dịch vụ tư vấn. Sau 7 năm, khoản thu này tăng gần 12 lần, khoảng 80 tỷ đồng. Trong đó, Viện Nhà ở và Công trình công cộng là một trong những đơn vị trực thuộc Viện xuất sắc nhất năm 2020, đạt tổng thu hơn 25 tỷ đồng.

Với uy tín và thương hiệu tạo dựng được trong những năm qua, Viện trưởng Đỗ Thanh Tùng tin tưởng hoạt động của Viện sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để đảm bảo cuộc sống cho hơn 300 cán bộ, nhân viên làm việc tại Viện.

Để làm được điều này, Viện luôn đặt ra yêu cầu tăng cường tính chuyên nghiệp của từng con người và từng đơn vị. Từ khi Viện tái thành lập, Viện trưởng đã nhấn mạnh, không chuyên nghiệp thì không thể cạnh tranh. Để tiến tới tự chủ trong môi trường Nhà nước thì tính chuyên nghiệp càng quan trọng hơn.

Thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục phát triển lực lượng làm khoa học và tạo điều kiện phát triển cho thế hệ trẻ để xây dựng nguồn nhân lực lâu dài cho Viện. Hiện nay, thế hệ cán bộ 8X đã và sẽ là lực lượng chủ chốt, đóng góp nhiều cho Viện.

Đặc biệt, trong năm 2021, Viện Kiến trúc Quốc gia sẽ tập trung phát triển đầu mối tại miền Nam. Trước đây, Viện từng có Phân viện Kiến trúc miền Nam, nhưng sau khi tái cơ cấu thì chỉ còn Trung tâm có chức năng sản xuất kinh doanh, khó thực hiện các nhiệm vụ quan trọng khác như nghiên cứu, đào tạo, tổ chức sự kiện... ở thị trường miền Nam rất tiềm năng.

Hữu Mạnh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quy định một số nội dung liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load