Thứ tư 06/11/2024 02:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Vụ “ông hội đồng” bị bắt: Ngân hàng khó xiết nợ, dân khốn đốn

10:25 | 13/09/2014

Ít nhất có 4 ngân hàng tại Đà Nẵng đang xiết tài sản của Cty Tân Cường Thành ở Đà Nẵng, do “ông hội đồng” Trương Vĩ Kiến làm chủ, để đòi nợ hàng trăm tỷ.


Bảo vệ một ngân hàng túc trực ở Tân Cường Thành. Ảnh: Thanh Trần

Còn hàng chục hộ dân mua đất ở 2 dự án của Tân Cường Thành lâm vào cảnh khốn đốn vì đất không có sổ đỏ, thậm chí Cty còn nợ dân rất nhiều tiền, có biểu hiện “chạy làng”…

Sáng hôm qua, tại Đà Nẵng, các ngân hàng cho Tân Cường Thành vay vốn như ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, TMCP Sài Gòn… đã tăng cường thêm bảo vệ tới nhà máy đang bỏ hoang của Cty này để bảo vệ tài sản, tránh tình trạng thất thoát, tẩu tán. Người dân kéo đến thắc mắc nhưng không có bất kỳ đại diện nào của Cty tiếp đón, giải thích.

Không sổ đỏ, không điện, không giấy phép xây dựng

Chị Phạm Thị Hồng Vân (phường Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng), xót xa kể: Tôi mua lô đất từ tháng 9/2011, với giá 788 triệu đồng, đến tháng 12/2011 trả đủ tiền. Cty hẹn sau 1 tháng sẽ có sổ nhưng đợi đến nửa năm vẫn không có. Trả đất đòi lại tiền, chạy đi chạy lại cả năm trời nhận lại tiền nhỏ giọt khi 5 triệu lúc 10 triệu. Còn 488 triệu đồng đến nay Cty vẫn im re”. 

Ông Phan Đình Ba (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cũng đứng ngồi không yên vì sắp phải xây nhà, mà không có sổ đỏ nên không được cấp phép xây dựng. Chị Phan Thị Sen (phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu) quá cấp thiết về chỗ ở nên phải đánh liều mở móng.

Suốt một tuần nay, chị xin ké nước, điện nhà hàng xóm để phục vụ cho công nhân xây nhà. Chị bức xúc: “Giám đốc bị bắt thì còn những lãnh đạo khác trong Công ty phải có trách nhiệm với chúng tôi. Bây giờ sổ đỏ không, điện nước không, không lẽ sống giữa lòng thành phố mà phải thắp đèn dầu?”. 

Những nhà đã xây mấy năm trước cũng không khá gì hơn. Trước đây, ai cũng tin tưởng đây sẽ là khu đô thị khang trang, đẹp đẽ vì được Công ty quảng cáo rình rang có đường trải nhựa, cây xanh, vỉa hè rộng rãi, hệ thống đèn chiếu sáng...

Song sau 3 năm, khi nhà cửa đã mọc lên tương đối nhiều thì đường vẫn lởm chởm đá sỏi, mùa mưa ngập nước, mùa nắng bụi mù mịt, ban đêm phải mò mẫm đi vì không có đèn đường. 

Ông Nguyễn Văn Nhị (52 tuổi, phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu) nhớ lại: “Hồi tháng 8/2012 tui đã xây nhà ở, nhưng đến cuối năm đấy mới có nước máy dù có đường ống ngang nhà. Suốt bốn tháng trời phải đào giếng để có nước phục vụ sinh hoạt, chờ mãi không thấy, lên công ty làm rùm beng lên họ mới bắt nước về”. 


Chị Sen dù chưa được cấp giấy phép xây dựng (do không lấy được sổ đỏ) vẫn phải đánh liều xây nhà vì quá bức bí về chỗ ở

“Chết” vì bất động sản

Hiện tại, khối tài sản của Tân Cường Thành thế chấp tại các ngân hàng là dây chuyền sản xuất, máy móc, dây cáp điện, cơ sở nhà máy và bất động sản, ở đây cụ thể là dự án Thien Park.

Nhà máy của Tân Cường Thành (97 Hoàng Văn Thái, Đà Nẵng) đã ngưng sản xuất gần 2 năm nay, bên trong các nhà xưởng máy móc bị để hoang, gỉ sét, chỏng chơ. Một bảo vệ (do một ngân hàng thuê đến giữ tài sản), cho hay, mấy tháng nay, liên tục người dân đến đòi sổ đỏ, nhưng không hề có ai đứng ra giải thích. 

Được biết, Tân Cường Thành đầu tư nhà máy sản xuất cáp điện tại Đà Nẵng từ 2004, công suất 40 ngàn tấn/năm, tổng vốn đầu tư 180 tỷ trên 15 ha đất. Tuy nhiên, đến 2008, khi nhảy qua lĩnh vực bất động sản cắt ra 10 ha để “phân lô, bán nền”, Tân Cường Thành bắt đầu đổ nợ. Cuối năm 2011, Cty bán hết 366 nền đất, nhưng hiện tại vẫn nợ 68 sổ đỏ. Được biết, toàn bộ số sổ này đang nằm ở các ngân hàng để thế chấp lấy tiền đầu tư hạ tầng. 

Lãnh đạo Agribank Hải Châu (Đà Nẵng), cho hay: Cuối năm 2013, Agribank Hải Châu bán nợ xấu trị giá 250 tỷ đồng thế chấp tài sản của Tân Cường Thành cho Cty mua bán nợ xấu nhà nước (VAMC).

Tuy nhiên, ngân hàng này vẫn thường xuyên theo dõi, đôn đốc Tân Cường Thành nhằm phối hợp với VAMC thu hồi nợ. Tài sản thế chấp của Tân Cường Thành tại Agribank Hải Châu là toàn bộ dự án Thien Park và dây chuyền sản xuất cáp điện. 

“Mới đây thôi, ông Kiến (Trương Vĩ Kiến - Tổng GĐ Tân Cường Thành) còn nói có DN nước ngoài mua lại dây chuyền, máy móc. Yêu cầu ngân hàng lập danh mục để bán, trừ nợ. Chúng tôi mới làm xong thì ông Kiến bị bắt” - một lãnh đạo Agribank Hải Châu cho biết. 

Khi được cung cấp thông tin dây chuyền xuống cấp, gỉ sét, vị lãnh đạo này nói: “Loại nợ này hiện rất khó đòi”. Ông Ngô Lành - Giám đốc Agribank tại Đà Nẵng cho hay, từ 2004 - 2008, Tân Cường Thành làm ăn rất được, có nhiều đơn xuất hàng ra nước ngoài, trả lãi đầy đủ. Nhưng khi chuyển qua bất động sản thì đổ đốn.

Theo Tienphong.vn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load