Hai vụ tai nạn bí hiểm khiến hàng trăm người mất tích, nhưng vụ chìm phà được nói là còn nguy hiểm hơn vụ MH370.
Xét về số lượng hành khách, hiện còn 287 người vẫn bị cho là mất tích, con số rõ ràng lớn hơn 239 người trên chiếc MH370.
Trang mapreport.com thống kê số liệu các vụ tai nạn máy bay và đường thủy, cho thấy nạn nhân trong các vụ tai nạn đường thủy thường khó có cơ hội sống sót so với tai nạn máy bay.
Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc đến gần chiếc phà bị chìm
Nhưng di chuyển bằng phà vẫn được coi là an toàn hơn máy bay. Từ năm 2002 đến năm 2013, trung bình 565 người trên thế giới chết mỗi năm vì tai nạn phà, so với 715 người tử nạn vì máy bay.
Theo truyền thông Hàn Quốc, chiếc phà có tổng cộng 470 người trên đường đi từ thành phố cảng Incheon tới đảo nghỉ dưỡng Jeju.
Con số người chết tiếp tục tăng trong khi cứu hộ Hàn Quốc sử dụng xuồng, trực thăng và cả thợ lặn nỗ lực tìm kiếm những người còn mắc kẹt trong phà.
Tính đến 11h30 ngày 17/4 (giờ Việt Nam), lực lượng cứu hộ vụ chìm phà ở Hàn Quốc đã đưa được 179 người vào bờ an toàn, trong khi 9 người được xác nhận đã tử nạn và 287 người vẫn mất tích.
Hiện nguyên nhân vụ chìm phà chưa được xác nhận, nhưng các giả thuyết hiện tại nghiêng về khả năng tàu va đập vào vật cứng chìm dưới biển.
Tàu cứu hộ cố gắng tiếp cận chiếc phà bị lật trên biển
"Trên tàu phát ra tiếng nổ mạnh và sau đó là tiếng hàng hóa rơi xuống nước”, Cha Eun–ok, một người trên boong phà thời điểm đó nói.
Trang tin Channelnewsasia nói nhiều nhân chứng khẳng định tiếng nổ lớn xảy ra khoảng 9h sáng, giờ địa phương.
Những người còn mắc kẹt trên phà phải đối mặt với bóng tối do mất điện, và điều nguy hiểm hơn là nhiệt độ lạnh giá của nước biển.
Giới chức Hàn Quốc nói họ ước lượng rằng có đủ oxy cho hơn 200 người mắc kẹt trong vòng 72 giờ tới. Nhưng cho đến nay thợ lặn chưa thể tiếp cận bất cứ ai còn sống trong khoang phà.
Trong bốn khoang của chiếc phà SEWOL, thợ lặn Hàn Quốc nói ba khoang đầu tiên không có người và họ đang cố gắng tiếp cận khoang còn lại.
Dựa trên việc thống kê số lượng tai nạn phà ở các nước, trang Channelaisianews cho rằng Bangladesh và Philippines là hai nước có tỷ lệ tai nạn phà cao nhất thế giới. Trong khi các vụ tai nạn phà ở Bangladesh thường do phà chở quá tải, các vụ đắm phà ở Philippines thường có nguyên nhân liên quan giông bão.
Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye nói bà cảm thấy đau đớn trước thảm kịch nghiêm trọng ở gần đảo JeJu. "Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc cứu hộ cho đến giây phút cuối cùng", bà Park nói trong chuyến làm việc với cơ quan xử lý thảm họa quốc gia Hàn Quốc.
Theo Vietnamplus, chiếc phà du lịch hiệu SEWOL bị chìm làm chết 9 người và 287 người vẫn mất tích, chính là chiếc tàu cũ từng được sử dụng để chạy trên tuyến nối Kagoshima với Okinawa ở Nhật Bản và niên hạn đã trên 20 năm.
Hơn 200 người bị cho là đang mắc kẹt trong phà
Theo nguồn tin của Công ty vận tải đường biển A-Line Ferry có trụ sở ở thành phố Amami, tỉnh Kagoshima, phà SEWOL có tên gốc là “Naminoue Ferry” bắt đầu hoạt động từ tháng 6/1994.
Theo thiết kế, SEWOL có bánh lái phụ giúp phà có thể di chuyển tự do ngay cả khi bánh lái chính gặp trục trặc. A-Line Ferry khẳng định là chiếc phà du lịch này không gặp phải sự cố lớn nào trong thời gian vận hành ở Nhật Bản.
Sau 20 năm hoạt động, A-line Ferry đã bán lại “Naminoue Ferry” cho một công ty Hàn Quốc thông qua một công ty thương mại có trụ sở ở Tokyo hồi tháng 10/2012 để sắm một con tàu mới khác phục vụ cho dịch vụ đường biển của công ty.
Từ tháng 3/2013, SEWOL chính thức bắt đầu đi vào hoạt động ở Hàn Quốc.
Theo vtc.vn
Theo