Thứ sáu 26/04/2024 02:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Đối thoại để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội 

15:19 | 05/08/2020

(Xây dựng) - Chủ động đối thoại, lắng nghe, giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Đối thoại để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Hội nghị đối thoại với 21 hộ dân thị trấn Tứ Trưng liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp Đồng Sóc.

Thời gian qua, thông qua các hội nghị tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, huyện Vĩnh Tường đã và đang chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về công tác dồn thửa, đổi ruộng, xây dựng nông thôn mới, giải phóng mặt bằng, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo...

Là địa bàn rộng, đông dân cư, thực tế tại huyện Vĩnh Tường cho thấy, đối thoại là cách tuyên truyền, vận động nhân dân hiệu quả nhất, tạo niềm tin và sự đồng thuận từ phía người dân đối với các chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Xác định được tầm quan trọng đó, hàng năm, huyện Vĩnh Tường đều xây dựng kế hoạch chỉ đạo cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị chủ động tiếp xúc, đối thoại với nhân dân theo quy định về các vấn đề phát sinh nhằm giải quyết ổn định tình hình.

Ngoài ra, Vĩnh Tường còn chỉ đạo tổ chức đối thoại theo yêu cầu, nhiệm vụ với phương châm là “ở đâu có bức xúc, kiến nghị của nhân dân thì chỉ đạo các ngành, xã, thị trấn tổ chức đối thoại ở đó”.

Đối thoại không để phát sinh “điểm nóng”

Vĩnh Tường luôn sâu sát cơ sở, lắng nghe và đối thoại kịp thời với người dân, không để các vấn đề phát sinh trở thành điểm nóng. Năm 2018, huyện có thêm 13 thôn ở 05 xã thực hiện dồn thửa đổi ruộng với tổng diện tích gần 900ha.

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Đối thoại để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Lãnh đạo huyện Vĩnh Tường đối thoại với nhân dân xã Phú Đa về công tác dồn thửa, đổi ruộng.

Trong quá trình thực hiện phát sinh một số khó khăn, vướng mắc nên việc giao ruộng cho người dân ở một số thôn chậm so với kế hoạch.

Đặc biệt, tại xã Phú Đa, hầu hết người dân không đồng tình với phương án dồn thửa đổi ruộng. Nhân dân 6 thôn: Yên Định, Tam Dinh, thôn Gồ, thôn Thượng, thôn Đông và thôn Trung không dự họp, tập trung đông người, đề nghị UBND xã, UBND huyện chỉ đạo giải quyết các nội dung: Chia diện tích đất công ích để lại vượt quá 5%, làm rõ quỹ đất 863, địa giới hành chính; phá dỡ các trang trại hiện hữu; chia diện tích giáp kênh N1, N2; xử lý các trường hợp vi phạm về đất đai ven làng, ven lũy và việc thi công hạ tầng đồng ruộng...

Trước tình hình đó, huyện đã phân công đồng chí Chủ tịch UBND huyện và đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy trực tiếp phụ trách xã Phú Đa và phân công 06 đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, mỗi đồng chí trực tiếp phụ trách 01 thôn.

Để giải quyết những kiến nghị của nhân dân, huyện đã chỉ đạo Đảng ủy, UBND xã Phú Đa và các phòng chuyên môn phối hợp tổ chức 137 buổi họp, đối thoại xin ý kiến nhân dân, trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, vận động, tuyên truyền tới các hộ gia đình để kịp thời giải quyết những vướng mắc. Đồng chí Bí thư Huyện ủy trực tiếp chủ trì hội nghị đối thoại với đảng viên Đảng bộ xã; đồng chí Chủ tịch UBND huyện đối thoại với nhân dân ở các thôn.

Tại đây, tất cả những ý kiến, băn khoăn, tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân đều được lãnh đạo huyện lắng nghe, giải trình và cùng tham gia thảo luận để tháo gỡ. Nhờ sự huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với nhiều giải pháp linh hoạt, đúng đắn, đặc biệt là hiệu quả từ đối thoại, lắng nghe, giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trên cơ sở quy định pháp luật, sau khoảng 11 tháng thực hiện, đến tháng 7/2019, công tác dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn xã Phú Đa cơ bản hoàn thành, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Sau khi thực hiện xong, 6 thôn của xã còn 2.345 thửa ruộng, giảm 10.263 thửa, bình quân 2,66 thửa/hộ. Chủ trương đã đi vào lòng dân, đến nay, gần 400ha đồng ruộng của 6 thôn đã được phủ xanh, nhân dân phấn khởi sản xuất, năng suất cây trồng được nâng lên.

Đối thoại bảo đảm quyền lợi của người dân

Không chỉ đối thoại, giải quyết những vướng mắc trong dồn thửa đổi ruộng, lãnh đạo huyện còn trực tiếp đối thoại với nhân dân nhiều xã, thị trấn trên địa bàn để giải quyết những vướng mắc liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng như: Dự án mở rộng nghĩa trang thôn Nam, xã Lũng Hòa, nhờ đối thoại 41 hộ dân có tổng diện tích 0,9ha đất phải thu hồi đồng tình ủng hộ; dự án xây dựng mới Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Giang từ giữa năm 2018 cũng qua quá trình tuyên truyền, vận động kéo dài, họp bàn trực tiếp đến từng hộ dân, cuối năm 2019, dự án đã giải phóng xong, 79 hộ dân với tổng diện tích 3,25ha đất đã được chính quyền giải quyết thỏa đáng...

Trong hơn 04 năm qua, huyện đã chỉ đạo bồi thường giải phóng mặt bằng được 209 công trình, dự án với diện tích là 330,8ha (giai đoạn 2011 - 2015 diện tích đạo bồi thường giải phóng mặt bằng là 168,04ha). Trong đó, có rất nhiều dự án thành công nhờ đối thoại, mặc dù trước đây có vướng mắc, tồn tại trong nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm như: 13 hộ dân tại Ngã Tư Tân Tiến, 02 hộ dân tại dự án đường Lũng Hòa - Cao Đại, đê trung ương tại địa phận xã Cao Đại 0,21ha của 36 hộ, Công ty TNHH Bắc Ninh 64 hộ/0,9ha… Huyện tuyên truyền, vận động đối thoại giải phóng mặt bằng Cụm công nghiệp Đồng Sóc (50,06/50,34ha), dự án chợ đầu mối nông sản thực phẩm (85ha/154,17ha), dự án đường trục trung tâm huyện (32,2/32,8ha)...

Bên cạnh việc chú trọng đối thoại, lắng nghe, giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân về bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác chỉ đạo đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo cũng được huyện thực hiện sát sao, nghiêm túc.

Tất cả các vụ việc đều được theo dõi chặt chẽ, đến kỳ hạn chưa giải quyết xong, lãnh đạo huyện trực tiếp nghe cơ quan chuyên môn báo cáo, đưa ra bàn bạc tìm giải pháp tháo gỡ. Đối với những xã, thị trấn có vụ việc phức tạp, lãnh đạo huyện cùng các cơ quan chuyên môn xuống tận cơ sở nghe báo cáo, trực tiếp chỉ đạo giải quyết.

Nhờ tăng cường đối thoại trực tiếp với người dân, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo đã tạo được những chuyển biến quan trọng, hạn chế tình trạng khiếu nại tố cáo kéo dài.

Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã nhận 3.380 đơn khiếu nại tố cáo, trong đó cấp huyện đã giải quyết được 361/368 đơn thuộc thẩm quyền, đạt 98%; tổ chức tiếp 917 lượt công dân, trong đó có 41 đoàn đông người. Từ tháng 06/2018 đến giữa năm 2020, Tổ công tác 3626 huyện đã trực tiếp xuống cơ sở hướng dẫn giải quyết được 146 vụ việc phức tạp kéo dài…

Trên thực tế, đối thoại không phải là việc làm mới ở huyện Vĩnh Tường. Nhiều năm nay, mỗi khi có vụ việc “nóng” phát sinh, lãnh đạo huyện, đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan đã trực tiếp xuống địa bàn đối thoại cùng nhân dân.

Tuy nhiên, sau khi Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ban hành Quyết định 55 về quy chế đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân; Huyện ủy Vĩnh Tường ban hành Hướng dẫn số 03 về đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, quy định rõ chủ thể đối tượng, nội dung phương pháp và quy trình tổ chức đối thoại, công tác này đã được thực hiện thường xuyên, nền nếp từ huyện xuống cơ sở.

Hơn 04 năm qua, lãnh đạo huyện đã tổ chức hơn 50 cuộc đối thoại với công dân các xã: Phú Đa, Vĩnh Sơn, Thổ Tang, Lý Nhân, Vân Xuân, Nghĩa Hưng, Yên Lập, Tân Tiến, Đại Đồng,… với số công dân tham gia đối thoại khoảng 2.805 người tham dự.

Điều quan trọng, sau các cuộc đối thoại, người chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm nội bộ về kết quả đối thoại; chỉ đạo ban hành thông báo kết luận phân công, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan đến nội dung đối thoại có trách nhiệm tham mưu xử lý, giải quyết kiến nghị của nhân dân.

Hoạt động đối thoại trực tiếp đã thực sự là diễn đàn nhân dân, là nơi giao lưu, đối thoại giữa Đảng, Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân một cách thẳng thắn, công khai, trung thực và xây dựng. Qua đó, những vấn đề mới nảy sinh từ cơ sở được giải quyết kịp thời, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, góp phần cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.

Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Bên cạnh việc đối thoại, lắng nghe, giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân, để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, huyện còn thường xuyên, sẵn sàng gặp gỡ, đối thoại, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp trong huyện tiếp cận vay vốn, mở rộng quy mô phát sản xuất, kinh doanh; đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông; đơn giản hóa thủ tục hành chính; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực…

Có thể khẳng định công tác đối thoại, lắng nghe, giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp của, đánh đáng của nhân dân trên địa bàn huyện thời gian qua đã tích cực góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, tạo sự đồng thuận, chia sẻ của nhân dân.

Thông qua tiếp xúc, đối thoại đã tạo hiệu ứng tích cực trong việc “Đảng gần dân, dân tin Đảng”, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Trần Việt Cường
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load