Thứ sáu 13/12/2024 03:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh

14:25 | 16/04/2017

Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng khi xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc.

Tại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017 tuần qua tại Hà Nội, GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc bày tỏ lo ngại về tình trạng kháng kháng sinh tại nước ta.

Theo ông, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều nhóm kháng sinh. Trong đó tình hình kháng thuốc tại các tỉnh phía Nam nghiêm trọng hơn.

Tại các khoa hồi sức tích cực, vấn đề này còn nan giải hơn, do nơi đây tập trung những bệnh nhân nặng nhất, qua nhiều khoa điều trị.


Với tốc độ kháng kháng sinh nhanh như hiện tại, trong một vài thập kỷ tới, nhiều loại bệnh thông thường cũng không còn thuốc chữa

PGS.TS Đoàn Mai Phương, Trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai cho biết, tại các tỉnh phía Nam, tỉ lệ Ecoli (vi khuẩn đường ruột) kháng kháng sinh lên tới 74,6%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%...

Với nhóm kháng sinh carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay cũng có tỉ lệ lên tới 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm mang gen kháng thuốc như Beta lactamase.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.

Đáng lo ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.

Lượng thuốc kháng sinh tăng gấp đôi

Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.

Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần.

Nguyên do, có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%.


Bệnh nhân mắc lao đa kháng thuốc được điều trị tại BV Phổi Đồng Tháp

Các bác sĩ sử dụng kháng sinh không hợp lý. Theo khảo sát của BV Chợ Rẫy, khoảng 50% kháng sinh được bác sĩ kê đơn bất hợp lý; 32% bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân không nhiễm khuẩn; 33% bác sĩ sử dụng kháng sinh kéo dài và không cần thiết…

Trong khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới trên thế giới không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Trong hơn 5 năm (từ 1983 - 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ mới chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Còn từ năm 2008 đến nay không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.

Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.

Để hạn chế tình trạng này, Bộ trưởng Y tế đã ra quyết định thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017-2020.

Nhóm sẽ có nhiệm vụ tham gia phối hợp, đánh giá, báo cáo giám sát về kháng thuốc và đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.

Theo T.Hạnh/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Bệnh viện Trung ương Huế kỷ niệm 130 năm thành lập

    (Xây dựng) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ kỷ niệm 130 thành lập. Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, đại diện các tổ chức quốc tế và một số địa phương, đơn vị y tế trong cả nước.

  • Smart A: Vươn ra quốc tế khám phá cơ hội mới tại Thái Lan

    (Xây dựng) - Đoàn công tác Smart A đã có chuyến đi đầy ý nghĩa đến Bangkok, tham dự sự kiện Gala của Phòng Thương mại Indonesia tại Thái Lan (INTCC). Chuyến công tác đã mở ra cơ hội hợp tác quốc tế, đồng thời khẳng định sức hút mạnh mẽ của sản phẩm Smart A trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

  • Cà Mau: Chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản thống nhất đề xuất chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thực hiện Gói thầu số 24: Sân vườn, khuôn viên cây xanh thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Lao và bệnh Phổi do Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư.

  • 130 tỷ đồng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Dự án nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi thuộc nhóm B, có tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh Quảng Ngãi. Do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện dự án từ 2024 - 2027.

  • Vĩnh Phúc: Tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trường học và y tế

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại buổi kiểm tra thực tế dự án xây dựng, nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên và dự án trường THPT Trần Phú ngày 9/12.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chuẩn bị đưa vào hoạt động 3 bệnh viện cửa ngõ

    (Xây dựng) – 3 Bệnh viện Đa khoa được xây mới tại khu vực Thủ Đức, Hóc Môn và Củ Chi vừa được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm trang thiết bị mỗi viện khoảng 1.450 tỷ đồng với quy mô 1.000 giường và 500 giường nội trú.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load