Thứ năm 12/09/2024 00:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Việt Nam lần đầu lọt nhóm có chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình

09:21 | 07/03/2021

Việt Nam đứng thứ 17 trong số 40 nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và điểm tổng thể của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.

viet nam lan dau lot nhom co chi so tu do kinh te o muc trung binh
Khách hàng giao dịch tại Hội sở Vietcombank. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Với 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có Chỉ số Tự do kinh tế ở mức trung bình, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng năm nay.

Theo bảng xếp hạng do Quỹ Di sản (Heritage Foundation) vừa công bố, năm nay là lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam bước vào nhóm các nền kinh tế có “tự do trung bình” (Moderately Free), tăng 2,9 điểm và thăng 15 bậc so với năm ngoái (nhóm hầu như không tự do). Nguyên nhân chỉ số này của nền kinh tế Việt Nam thăng hạng là do tình hình tài chính trong nước được cải thiện.

Việt Nam đứng thứ 17 trong số 40 nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và điểm tổng thể của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.

Quỹ Di sản nhận định thứ bậc xếp hạng của Việt Nam có thể tăng hơn nữa nếu chính phủ có hành động bổ sung để tự do hóa các quy tắc đầu tư và lĩnh vực tài chính.

Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc) đạt được thứ hạng tốt nhất từ trước đến nay trong lịch sử 27 năm của Chỉ số Tự do kinh tế, tăng năm bậc lên vị trí thứ sáu trong tổng số 184 nền kinh tế.

Với số điểm 78,6/100, tăng 1,5 điểm so với chỉ số năm 2020, Đài Loan được xếp vào loại “Gần như tự do” cùng với 78 nền kinh tế khác, trước Nhật Bản ở vị trí thứ 23 và Hàn Quốc ở vị trí thứ 24. Trung Quốc đứng ở vị trí 107.

Chỉ số tự do kinh tế đo lường chính sách tự do kinh doanh ở các nền kinh tế trên thế giới. Chỉ số này đánh giá 10 yếu tố cơ bản của mỗi nền kinh tế, được nhật báo The Wall Street Journal và Quỹ Di sản công bố thường niên.

Theo TTXVN/Vietnam+

Cùng chuyên mục
  • Nối lại hoạt động giao thương giữa Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc)

    (Xây dựng) - Từ 11h ngày hôm nay (11/9), Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc) đã hoạt động trở lại sau gần 2 ngày đóng cửa do ảnh hưởng siêu bão số 3 Yagi.

  • Hà Tĩnh: Đề xuất xây dựng nhà máy 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện

    (Xây dựng) - Tập đoàn Đại Lợi Phổ - nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất giày thể thao với số vốn đầu tư 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện (Đức Thọ, Hà Tĩnh) với diện tích khoảng 30ha và sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.500 - 5.000 lao động.

  • Tình hình cung ứng hàng hóa ứng phó với bão số 3 năm 2024

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương đã khẩn trương nắm bắt tình hình triển khai các nhiệm vụ cung ứng hàng hóa trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc và đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân. Do vậy, người dân đã chủ động mua sắm, hàng hóa dự trữ trước khi bão đổ bộ.

  • Quảng Bình: Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch đạt gần 70% tiến độ thi công

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 9/2024, tiến độ thi công dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt gần 70%, trong đó đã có nhiều hạng mục gần như đã hoàn thành.

  • Linh hoạt phát triển pin lưu trữ trong hệ thống điện

    Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến tỷ lệ tích hợp cao của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, dự tính đến năm 2030 hệ thống điện Việt Nam phải có 2.700 MW lưu trữ năng lượng; trong đó 2.400 MW là thủy điện tích năng và 300 MW là pin lưu trữ. Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch và pin lưu trữ có thể đi vào hỗ trợ cho hệ thống điện, các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách ưu tiên và khuyến khích hợp lý.

  • Bình Dương: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load