Thứ năm 03/10/2024 17:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì bệnh ung thư mỗi năm

21:49 | 31/08/2017

Tại Việt Nam, mô hình bệnh tật kép, xu hướng mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng.

Theo thống kê của ngành y tế, ước tính tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 126.000 ca ung thư mới mắc và có khoảng 94.000 người chết vì bệnh này mỗi năm. Dự báo đến năm 2020 sẽ có tối thiểu 189.000 ca mắc ung thư mới mỗi năm.


Máy xạ trị gia tốc thế hệ mới đang xạ trị cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)

Tiến sỹ Nguyễn Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã cho biết như vậy trong buổi tọa đàm khoa học “Ung thư không phải dấu chấm hết,” do Hội Nội khoa Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ Cuộc chiến ung thư cùng có các đơn vị liên quan tổ chức chiều 31/8, tại tỉnh Nghệ An.

Tiến sỹ Trung nhấn mạnh, gánh nặng do kinh tế gây ra do bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng.

Cụ thể, theo đánh giá gần đây nhất (năm 2012) cho thấy, tổng gánh nặng trực tiếp của 5 bệnh ung thư gồm: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày là hơn 25.789 tỷ đồng. Trong đó, chi phí chi cho ung thư vú là 9.159 tỷ đồng, ung thư cổ tử cung: 2.173 tỷ đồng, ung thư gan: 3.480 tỷ đồng, ung thư đại trực tràng: 8.573 tỷ đồng, ung thư dạ dày: 5.667 tỷ đồng, ung thư hạch: 1.603 tỷ đồng.

Phân tích các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư hiện nay, tiến sỹ Trung chỉ rõ, các nghiên cứu chỉ ra có 3 nhóm nguyên nhân chính gồm: tác nhân vật lý, tác nhân hóa học và tác nhân sinh học.

Về tác nhân vật lý bao gồm: Tia phóng xạ có thể gây ra ung thư máu, ung thư tuyến giáp, bức xạ tử ngoại có thể gây ra ung thư da.

Tác nhân hóa học bao gồm các yếu tố như: hút thuốc lá là nguyên nhân của 90% bệnh nhân ung thư phổi. Bên cạnh đó, bụi khói từ các nhà máy, khu công nghiệp, hóa chất hay ô nhiễm môi trường cũng gây ra nhiều loại ung thư khác nhau.

Thực phẩm bẩn có sử dụng hóa chất là nguyên nhân hàng đầu thuộc nhóm tác nhân sinh học gây ra ung thư đường tiêu hóa.

Vì vậy, bác sỹ Trung cảnh báo người dân khi có các dấu hiệu như: sút cân nhanh, từ 4-5kg trong một tháng hay thấy có các biểu hiện chướng bụng (hay xảy ra ở phụ nữ bị K buồng trứng, K gan); ho/chảy máu bất thường, bởi mọi hiện tượng ra máu bất thường có thể là những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, ung thư tiết niệu... cần đi khám ngay để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Trong khuôn khổ tọa đàm, giáo sư Đào Văn Phan - Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý (Trường Đại học Y Hà Nội), phân tích sâu về tiềm năng của Việt Nam có nhiều loại thảo dược tốt, thiên nhiên trong hỗ trợ điều trị ung bướu.

Giáo sư Đào Văn Phan đánh giá hiệu quả của các hoạt chất quý được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Curcumin (Nghệ), Fucoidan (Rong nâu), NotoGinseng (Tam thất) trong hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư.

Theo Đức Minh (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load