Thứ bảy 12/10/2024 17:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

“Vị thần” dẫn dắt người Mày

16:21 | 02/02/2016

Người Mày là tộc người duy nhất chỉ sống ở dưới chân núi Giăng Màn, ở thượng nguồn con sông Gianh hùng vĩ, thuộc miền biên viễn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tộc người này thuộc nhóm dân tộc Chứt, là hệ gia đình của nhóm anh em Rục, Mày, Sách...


Bếp lửa của người Mày luôn được giữ để không bao giờ bị tắt kể cả khi họ không nấu gì. (PP)

Người Mày trong quá khứ sống di cư, di canh không nhà không cửa, chỉ có túp lều trên nương. Những chiếc lều nhỏ ban đêm làm nơi trú ẩn chỉ vừa hai ba người chui vào, lợp bằng lá chuối rừng hoặc lá tro. Khi lá xanh trên mái lều ngả sang màu vàng, người Mày lập tức dời đi nơi khác.

Trong vòng đời của một người Mày không thể tính hết những chiếc lều lá vàng như vậy. Chính vì vậy người Mày còn có tên gọi khác là tộc người lá vàng. Cuộc sống đơn giản trong những túp lều lá như vậy, nên từ xưa  bếp lửa đối với người Mày là vô cùng quan trọng. Người Mày thường nhóm bếp lửa ngay chính giữa ngôi nhà và nó sẽ được giữ cháy âm ỉ suốt ngày đêm không bao giờ tắt.

Theo già làng Hồ Xếp, với người Mày, bếp lửa như một vị thần dẫn dắt họ đến với sự hiểu biết và ứng phó với những khó khăn, hiểm nguy trong cuộc sống. Trong tâm linh của người Mày, bếp lửa dùng nấu chín thức ăn, sưởi ấm khi gió rét, ốm đau, sinh đẻ… Ngọn lửa cũng giúp họ chiến đấu với dã thú, bệnh tật,  giúp rèn dũa tên đồng, nồi niêu cho cuộc sống vượt qua mông muội. Người Mày luôn giữ bếp lửa trong mỗi ngôi nhà quanh năm không hề tắt, bởi nếu lửa tắt, nó như điềm xấu sẽ diễn ra, sẽ có ai đó qua đời, hoặc ốm đau.

Mỗi lần chuyển nhà, vô nhà mới hoặc  có việc trọng, bếp lửa được cúng bằng một con gà, một con cá khe, hai chiếc đũa, tượng trưng cho am tường do lửa đưa ra. Bài cúng có nội dung xin thần lửa phù trợ gia đình, vợ con, xóm bản được yên lành, sức khỏe.

Ngày nay, người Mày được sự hỗ trợ của Nhà nước, bộ đội biên phòng, họ đã được sống trong những ngôi nhà chắc chắn ở bản định cư, nhưng bếp lửa vẫn được người Mày đặt ở giữa nhà. Những bậc cao niên người Mày nói rằng: “Ngọn lửa tạo ra sự hiểu biết, giúp đồng bào hiểu được vị ngon của của thịt rừng làm chín và nước sôi làm ấm bụng… nên bếp lửa phải được đặt nơi quan trọng nhất”.

Khi mặt trời khuất sau dãy Giăng Màn, màn đêm buông xuống, lúc này những bếp lửa của người Mày sẽ được thổi bùng lên. Các thành viên trong gia đình người Mày bắt đầu ngồi quây quần bên bếp lửa, ăn cơm, uống nước và trò chuyện. Đặc biệt khi nhà có khách, người Mày sẽ đãi khách những món ăn thơm nóng được nướng ngay trên bếp lửa.

Theo Phan Phương/Dân Việt

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

    09:06 | 09/10/2024
  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

    17:14 | 08/10/2024
  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

    11:15 | 08/10/2024
  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

    09:39 | 08/10/2024
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

    21:57 | 04/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load