Thứ năm 07/11/2024 04:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Vẻ đẹp ngoạn mục của những công trình tôn giáo trên thế giới (P1)

14:59 | 23/05/2016

Không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo, nhiều ngôi đền trên thế giới còn là công trình kiến trúc ngoạn mục, thu hút khách du lịch tới chiêm ngưỡng.

Có những ngôi đền được xây dựng cách đây hàng chục thế kỷ, nhưng cũng có những công trình xuất hiện cách đây không lâu. Nhưng tất cả chúng đều có đặc điểm chung đều là kiệt tác kiến trúc độc đáo, thu hút hàng triệu khách du lịch tới khám phá và chiêm ngưỡng, bất kể quan điểm tôn giáo nào.

Nhà thờ chính tòa Milano, Ý

Nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Milano, tọa lạc ở thành phố Milano, Lombardia, miền bắc nước Ý. Phải mất 5 thế kỷ để xây dựng đại thánh đường theo phong cách Gothic và hiện là nhà thờ Công giáo lớn thứ 2 trên thế giới.

Tu viện Paro Taktsang, Bhutan

Tu viện Paro Taktsang là ngôi đền nổi tiếng nằm ở địa điểm linh thiêng của Phật giáo trên dãy Himalaya, nằm cheo leo bên cách đá của thung lũng Paro, Bhutan. Ngôi đền đầu tiên được xây dựng vào năm 1692. Ngày nay, nơi đây là địa điểm tổ chức lễ hội Phật giáo Tsechu.

Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Zayed, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Zayed Nhà thờ Hồi giáo Sheikh Zayed là một nhà thờ Hồi giáo ở Abu Dhabi, thủ đô Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất khu vực Trung Đông. Khuôn viên bên trong có thể chứa tới 40.000 tín đồ cùng lúc. Công trình được thiết kế 82 mái vòm và 1000 cột đá bằng đá cẩm thạch trắng.

Nhà thờ Hallgrímskirkja ở Reykjavík, Iceland

Nhà thờ Hallgrímskirkja có quy mô lớn nhất ở Iceland, nằm tại trung tâm của Reykjavík và có thể nhìn thấy từ mọi phía của thành phố. Đây là một trong 6 công trình lớn nhất ở Iceland với chiều cao 73m.

Đền Lotus ở New Delhi, Ấn Độ

Với người Ấn Độ, hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết và bình an. Đền Lotus với biểu tượng hình bông hoa sen, là một trong những công trình tôn giáo được nhiều du khách ghé thăm nhất thế giới. Đền Lotus được xem là kỳ quan của sự sáng tạo trong kiến trúc.

Thánh đường Las Lajas Sanctuary tại Nariño, Colombia

Thánh đường được xây theo phong cách Gothic Revival từ năm 1916 đến năm 1949, nằm trên cây cầu cao 130 feet trên dòng sông Guaitara. Cộng đồng tôn giáo Phanxicô từ Colombia và Ecuador đều chăm sóc thánh đường. Bởi vậy, Las Lajas Sanctuary còn tượng trưng cho sự hòa bình và đoàn kết của nhân dân hai nước Nam Mỹ.

Đền Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap, Campuchia

Angkor Wat có nghĩa là "thành phố của những ngôi đền”. Công trình là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Nơi đây từng là ngôi đền Hindu cho người Khmer rồi dần dần chuyển thành ngôi đền Phật giáo.

Giáo hội xanh ở Buenos Aires, Argentina

Đây là nhà thờ giáo xứ Công giáo ở thành phố Buenos Aires, Argentina. Bên ngoài công trình được bao phủ bởi thảm thực vật xanh mướt bắt mắt.

Nhà thờ Hồi giáo Crystal tại Kuala Terengganu, Malaysia

Nhà thờ được xây dựng vật liệu chính là pha lê, thủy tinh và thép với kiến trúc độc đáo,lộng lẫy. Công trình nằm trong Công viên Di sản Hồi giáo thuộc một hòn đảo nhân tạo.

Tu viện Taung Kalat, Taung, Myanmar

Tu viện Phật giáo nằm ở độ cao gần 2500 feet so với mực nước biển, thuộc đỉnh núi Popa. Để đến được địa điểm linh thiêng này, du khách phải vượt qua quãng đường gồm 777 bậc cầu thang. Sau khi vượt qua quãng đường vất vả, thành quả du khách nhận được sẽ là cảnh đẹp đến ngạt thở khi nhìn từ trên xuống xung quanh khu vực núi Popa và thành phố Bagan.

Theo Huy Hoàng/Dantri.com.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load