Thứ năm 25/04/2024 21:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vay 1 tỷ xây 10 phòng cho thuê, phải bán hết tài sản trả nợ ngân hàng

08:17 | 08/08/2020

Với nhiều người, đầu tư xây phòng trọ cho thuê thu lời cao và an toàn hơn hẳn so với chơi chứng khoán, nhà đất hay gửi tiết kiệm; song cũng có chủ nhà thua đậm, phải bán tháo và móc tiền túi ra trả lãi ngân hàng.

Câu chuyện của anh Nguyễn Duy Phúc, 38 tuổi ở Văn Quán, Hà Đông (Hà Nội) là một ví dụ điển hình.

Anh Phúc chia sẻ, năm 2015, anh nhận thấy ở Hà Nội nói chung và Hà Đông nói riêng nhu cầu tìm chỗ trọ cho học sinh, sinh viên và lượng lớn người dân các tỉnh đổ về thành phố rất đông. Nhà trọ giá bình dân luôn được cho thuê hết, hầu như không còn chỗ trống. Do đó, anh Phúc cho rằng đây là cơ hội vàng để đầu tư sinh lời bền vững cho những người muốn kinh doanh với số vốn ít ỏi.

“Thấy hình thức kinh doanh nhà trọ đang phát triển mạnh mẽ, tập trung ở các quận như Thanh Xuân, Hà Đông - nơi có nhiều trường đại học, nhiều công ty và khu công nghiệp; lại thêm nhà có sẵn mảnh đất nên tôi tính đầu tư xây nhà trọ cho thuê”, anh Phúc nói.

vay 1 ty xay 10 phong cho thue phai ban het tai san tra no ngan hang
Thay vì xây 10 phòng trọ cấp 4 cho thuê với chi phí hợp lý...

Mấy năm làm marketing cho một nhà hàng lớn ở Hà Đông, ngoài chi tiêu hàng ngày, anh Phúc cũng dành dụm được 850 triệu đồng. Anh vay thêm ngân hàng 1 tỷ, lãi suất 8,3% trong 10 năm, rồi bắt tay xây dựng. Tổng số tiền anh Phúc phải trả hàng tháng bao gồm gốc + lãi là 16,6 triệu đồng.

Anh xác định không xây phòng trọ nhà cấp 4 mà xây theo kiểu nhà tầng cho các hộ gia đình trẻ hoặc sinh viên thuê trọ. Song, chính vì kiểu xây này mà chi phí đội lên rất nhiều.

Anh Phúc thừa nhận, nếu ngày đó anh xây 10 phòng trọ, mỗi phòng diện tích 15m2 và theo kiểu nhà cấp 4 thì diện tích sàn xây dựng chỉ 15 x 10= 150m2. Với đơn giá thi công trọn gói là 4 triệu/m2 thì tổng chi phí xây dựng 10 phòng trọ hết khoảng 600 triệu đồng.

Tuy nhiên, vì anh xây 10 phòng trọ theo kiểu nhà cao tầng nên chi phí đội lên gần gấp 3. “Tầng trệt tôi xây 2 phòng, tầng 2 và tầng 3 mỗi tầng có 4 phòng, tổng diện tích xây dựng là 450m2. Do đó, tổng chi phí lên tới 1,8 tỷ đồng”, anh kể.

Hoàn thiện nhà, anh Phúc mua các vật dụng thiết yếu nhất cho các phòng như giường, tủ, bếp gas, điều hòa,... với giá bình dân nhất nhưng chi phí cho 10 phòng cũng ngốn hết 50 triệu đồng.

vay 1 ty xay 10 phong cho thue phai ban het tai san tra no ngan hang
... anh Phúc xây nhà tầng cho thuê các phòng dẫn đến đội chi phí (ảnh minh họa)

Vì thế, khi cho thuê, số tiền 1 tỷ 850 triệu mà anh có cộng vay nợ ngân hàng đã hết sạch. Nhưng anh vẫn lạc quan nghĩ sẽ nhanh chóng trả dứt nợ sớm khi có khách thuê phòng.

Tháng 1/2016, anh Phúc bắt đầu cho thuê nhà trọ. 7 phòng có người thuê, giá 2,5 triệu/phòng. 3 phòng còn trống. Mỗi tháng anh Phúc thu 17,5 triệu đồng. Doanh thu năm đầu tiên đạt 210 triệu đồng. Trong khi đó, số tiền lãi anh phải trả ngân hàng là 199,2 triệu đồng/năm. Như vậy, năm đầu tiên, trừ lãi suất vay, anh Phúc lãi 11 triệu đồng.

Sang năm 2017, do nhiều sinh viên tới thuê trọ chê giá phòng đắt nên anh Phúc buộc phải giảm giá xuống 2 triệu đồng/tháng/phòng, chưa kể điện nước. Lúc này, anh vẫn chỉ cho thuê được 7 phòng. Doanh thu từ tiền phòng trọ cả năm là 168 triệu đồng. So với số tiền vay nợ ngân hàng, anh Phúc bị thâm hụt khoảng 31 triệu đồng.

Tới năm thứ 3, năm 2018, do thiếu kinh nghiệm quản lý phòng trọ, một số sinh viên thuê nhà chậm trả tiền nhà hoặc gây rối, ảnh hưởng đến các hộ hàng xóm nên anh Phúc buộc phải mời họ rời đi. Nhà anh chỉ có 5 phòng cho thuê, giá 2 triệu đồng/tháng. Tính ra năm đó anh chỉ thu được 120 triệu tiền phòng trọ.

“Khoản lỗ năm thứ 3 lại tăng lên gần 80 triệu đồng. Lúc này, tôi cứ đi làm để lấy lương bù lỗ ngân hàng và bắt đầu thấy oải với việc trả lãi vay hàng tháng”, anh Phúc mệt mỏi nhớ lại.

vay 1 ty xay 10 phong cho thue phai ban het tai san tra no ngan hang
Phòng cho thuê lại không kín khách nên anh nợ ngân hàng tới 1,2 tỷ đồng (Ảnh minh họa)

Sang năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, do công việc làm của nhà hàng gặp trục trặc, nhất là sau đợt dịch Covid-19, lương của anh Phúc bị giảm xuống còn 10 triệu/tháng. Có tháng chi tiêu quá tay, anh phải nhiều lần khất nợ ngân hàng. Nhà trọ của anh thì ế ẩm vì sinh viên nghỉ học, người làm về quê do giãn cách xã hội. Cố lắm, anh cũng chỉ duy trì cho thuê được 5 phòng trong năm 2019, còn từ đầu năm 2020 khách vào ra liên tục, số phòng trống ngày càng nhiều.

“Thời gian này, tôi vừa còng lưng trả nợ vừa phải khất nợ ngân hàng 1,2 tỷ đồng. Ngân hàng bắt đầu dùng biện pháp cứng rắn để đòi. Bản thân tôi thì quá mệt mỏi vì càng kinh doanh càng lỗ. Vì thế, tôi buộc phải bán hết tài sản và cầu cứu người thân cho vay để dồn vào trả nợ ngân hàng”, anh Phúc kể.

Nhìn lại 4 năm kinh doanh phòng trọ của mình, anh Phúc thừa nhận đây là một bài học nhớ đời. “Kinh doanh phòng trọ là hình thức bỏ tiền chẵn để thu về tiền lẻ. Vì thế, phải hạn chế vay mượn. Nếu có vay, tỷ lệ vay càng thấp càng an toàn, tốt nhất chỉ nên vay 30%. Còn tôi vay đến 60-65% tiền ngân hàng.

Ngoài ra, vì không có kinh nghiệm quản lý phòng trọ cho thuê nên chưa bao giờ tôi cho thuê được kín phòng. Tỷ lệ phòng trống còn cao và ngày càng tệ hơn. Việc quản lý nội bộ khu nhà trọ cũng chưa tốt làm phát sinh nhiều chuyện không như ý, tôi phải đuổi khách đi thuê nơi khác”, anh Phúc đúc kết.

Theo Thảo Nguyên/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load