Thứ bảy 14/09/2024 15:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Văn Miếu-Quốc Tử Giám - Biểu tượng của giáo dục Nho học Việt Nam

15:28 | 26/11/2019

Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt, là khu di tích lịch sử văn hóa quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Văn Miếu-Quốc Tử Giám - Biểu tượng của giáo dục Nho học Việt Nam
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)

Văn Miếu-Quốc Tử Giám gắn liền với giáo dục Nho học Việt Nam, trở thành đỉnh cao và biểu tượng của nền giáo dục này.

Đây là khẳng định của các nhà khoa học tại hội thảo khoa học "Văn Miếu-Quốc Tử Giám và giáo dục Nho học Việt Nam" do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) tổ chức sáng 26/11.

Thời Lý, đặc biệt từ Vua Lý Nhân Tông trở đi, nhận thức rõ giáo dục là công việc hệ trọng của quốc gia, triều đình đã cho dựng Quốc Tử Giám, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài, mở ra dấu mốc cho nền giáo dục Nho học nước nhà.

Cụ thể, tháng Hai năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (năm 1075) dưới thời Vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi Nho giáo tam trường để tuyển chọn "Minh kinh bác học," tìm người học rộng, tinh thông sách vở, bổ dụng làm quan trong triều đình.

Đây là khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam.

Kể từ khoa thi đầu tiên vào năm 1075 ở Thăng Long đến kỳ thi Hội cuối cùng ở Trung Kỳ năm 1919, các triều đại quân chủ đã tổ chức 183 kỳ thi đại khoa, tuyển chọn 2.898 vị Tiến sỹ, Phó bảng.

Trải qua 844 năm phát triển, nền giáo dục khoa cử tuy thịnh suy từng thời nhưng đã gánh vác được sứ mệnh vun bồi nguyên khí mà lịch sử đã giao phó.

Giáo dục Nho học đã tạo ra một tầng lớp sỹ phu có khí tiết, đức độ, là những người con ưu tú, những danh nhân văn hóa gắn bó với vận mệnh đất nước bằng tài năng và nhân cách của mình.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Hữu Mùi-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thông qua những khoa thi chủ lực, các triều đình đã tuyển chọn được nhiều nhân tài để bổ sung vào bộ máy nhà nước.

Tên của họ, ngoài được ghi trong các sách Đăng khoa lục, còn được khắc vào bia Tiến sỹ dựng tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Thăng Long và Văn Miếu Huế.

Nhắc tới giáo dục khoa cử Nho học Việt Nam, không thể không nhắc tới Văn Miếu-Quốc Tử Giám.

Tháng Tám năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (năm 1070), Văn Miếu được xây dựng tại Kinh thành Thăng Long để thờ Khổng Tử và nơi Hoàng Thái tử đến học.

Đến năm Bính Thìn niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng (năm 1076), Quốc Tử Giám được lập sát gần Văn Miếu để làm nhà học, đồng thời tuyển chọn hiền tài.

Tiến sỹ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám khẳng định, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt.

Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử văn hóa, nơi quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về tinh thần tôn sư trọng đạo.

Các đại biểu, nhà khoa học cũng thảo luận sôi nổi, nghiêm túc những kinh nghiệm của nền giáo dục khoa cử và gợi mở những ý kiến cho nền giáo dục hiện nay.

Hội thảo đã tôn vinh tinh thần nhân văn, tinh thần học thuật, truyền thống hiếu học của dân tộc, niềm tự hào về Văn Miếu-Quốc Tử Giám, một biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt Nam và việc phát huy giá trị của Văn Miếu-Quốc Tử Giám đối với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Theo Đinh Thuận (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để những người ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước.

  • Quảng Trị: Khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh, về việc khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.

  • Đạo diễn Mai Thanh Tùng: Dồn hết tâm huyết cho “Vinh quang thầm lặng 2024”

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật "Vinh quang thầm lặng 2024''. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng, tiếp sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương đã mang đến cho khán giả những phút giây hào hùng, lắng đọng đầy cảm xúc.

  • Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các nghệ sỹ tại Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024

    (Xây dựng) - Tối 10/9, tại Nhà hát Đó, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 và trao giải Cánh diều vàng Phim truyện điện ảnh xuất sắc cho phim Mai, đạo diễn Huỳnh Trấn Thành.

  • Sắp diễn ra Triển lãm “Otherwise – Mặt khác”

    (Xây dựng) - Dự án nghệ thuật “Mặt khác – Otherwise” là dự án sáng tạo bởi ba nghệ sỹ hàng đầu trong các lĩnh vực hội họa, văn học và điêu khắc, gồm họa sỹ Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt. Triển lãm trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi, dự kiến khai mạc vào ngày 13/9 tại Hội quán Quảng Đông 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm. Triển lãm được coi là một lời tri ân của ba nghệ sỹ hàng đầu với nơi họ sinh ra và lớn lên – Hà Nội.

  • Cánh diều vàng 2024: Lan tỏa giá trị nhân văn qua chuỗi hoạt động thiện nguyện

    (Xây dựng) - Nằm trong chuỗi hoạt động của giải thưởng Cánh diều vàng 2024, sáng 10/9, ngay trước thềm lễ trao giải, Ban tổ chức cùng các nghệ sĩ, diễn viên, hoa hậu và đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân đã tham gia thực hiện chương trình thiện nguyện “Chắp cánh yêu thương” tại Làng trẻ em SOS Nha Trang, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load