Thứ bảy 25/01/2025 10:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Ưu đãi đầu tư với dự án thuộc ngành, nghề đặc biệt trong Khu kinh tế

16:09 | 11/06/2021

(Xây dựng) - Tại dự thảo Nghị định quy định về quản lý Khu công nghiệp (KCN) và Khu kinh tế (KKT), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung quy định về ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc danh mục các ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong KKT.

uu dai dau tu voi du an thuoc nganh nghe dac biet trong khu kinh te
Ảnh minh họa.

Cụ thể, đối với các dự án nêu trên, sau khi dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, hoặc hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc cho phép dự án đầu tư được triển khai trước khi hoàn thành các thủ tục về xây dựng, lao động, đất đai và các thủ tục khác có liên quan thuộc thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt của UBND cấp tỉnh, hoặc ban quản lý KCN, KKT, các sở, ban ngành quy định tại pháp luật có liên quan. Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải có cam kết về tiến độ hoàn thành các thủ tục và chịu trách nhiệm toàn bộ nếu không tuân thủ đúng điều kiện, quy chuẩn theo quy định của pháp luật có liên quan.

Về các mô hình KCN: Dự thảo Nghị định bổ sung quy định về mô hình KCN chuyên sâu. Đây là mô hình KCN chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm thuộc một ngành, nghề nhất định. Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho các dự án đầu tư vào ngành, nghề này thuê đất, thuê lại đất tối thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của KCN. KCN chuyên sâu được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư như áp dụng đối với KCN hỗ trợ.

Về mô hình KCN-đô thị-dịch vụ, dự thảo Nghị định đã sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, trình tự, thủ tục đầu tư KCN-đô thị-dịch vụ để đảm bảo phù hợp với các luật mới được ban hành.

Đối với phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KKT, dự thảo Nghị định bổ sung các phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KKT gồm: Tiền thuê lại đất ứng trước từ các nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất, thuê lại đất trong KCN để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của KCN; nguồn vượt thu hằng năm hoặc các nguồn vốn ngân sách Nhà nước hợp pháp khác và thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn KKT được để lại cho đầu tư để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong KKT.

Đối với giá cho thuê lại đất trong KCN: Dự thảo Nghị định bổ sung quy định về biện pháp xử lý trong trường hợp giá cho thuê lại đất trong KCN tăng trên 30% so với khung giá cho thuê lại đất đã đăng ký với ban quản lý các KCN, KKT.

Cụ thể, ban quản lý KCN, KKT quyết định việc thực hiện các biện pháp về giá sau đây: Trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn, ban quản lý KCN, KKT đề nghị nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN thực hiện đăng ký lại khung giá và các loại phí trước thời hạn phải đăng ký theo quy định và giải trình về sự thay đổi về khung giá và các loại phí;

Theo đề nghị của nhà đầu tư có nhu cầu thuê lại đất trong KCN để thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, ban quản lý KCN, KKT tổ chức hiệp thương về giá theo quy định của pháp luật về giá.

Hạ Nhiên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Phấn đấu thu hút trên 100 dự án đầu tư vào tỉnh trong năm 2025

    (Xây dựng) - Năm 2025, tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục tập trung mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh để đầu tư các dự án then chốt vào 5 trụ cột chính: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.

  • Tạo nền tảng để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

    Việt Nam hiện đang là “điểm sáng” trên toàn cầu với nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện và nâng hạng. Báo cáo Business Ready 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, môi trường kinh doanh Việt Nam có nhiều chỉ số xếp hạng ấn tượng, với chỉ số Hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp đạt 72,78 điểm, xếp vào nhóm hàng đầu trong 50 nền kinh tế được WB đánh giá. Fitch Rating (Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế) cũng đã nâng xếp hạng tín nhiệm năm 2024 của Việt Nam lên mức BB+; đánh giá Chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam tăng 13 bậc, lên thứ hạng 59.

  • Gia Lai: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai đang triển khai các bước cần thiết nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số vào năm 2025. Đây là chỉ đạo quan trọng nhằm thực hiện Công văn số 52/BKHĐT-TCTK của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được ban hành ngày 3/1/2025, cùng với Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

  • Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Phát triển thị trường các-bon theo mô hình tập trung, hoạt động theo nguyên tắc thị trường dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả.

  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Đóng điện thành công dự án đường dây 500kV nhập khẩu điện từ Lào

    Dự án đường dây 500kV Monsoon-Thạnh Mỹ phục vụ nhập khẩu điện từ nhà máy điện gió Monsoon (thuộc Lào) về Việt Nam, bổ sung nguồn điện 600 MW cho hệ thống điện quốc gia trong giai đoạn 2024-2025.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load