Thứ sáu 29/03/2024 22:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Từ nữ sinh trường làng đến Quả Cầu Vàng 2019

09:51 | 25/12/2019

Lê Ngọc Liễu từ bỏ mức lương hơn 100 triệu/tháng ở trường ĐH của đức vua Abdullah (Ả Rập Xê Út) để về nước.

Nghiên cứu sinh duy nhất nhận giải tài năng ở Đức

TS Lê Ngọc Liễu - một trong 10 nhà nghiên cứu đạt giải thưởng Quả cầu vàng năm 2019 - từng là cô gái Việt Nam duy nhất nhận giải tài năng trẻ ở Đức 6 năm trước.

Năm 2013, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) trao giải cho 25 nhà khoa học trẻ có công trình nghiên cứu xuất sắc về phát triển bền vững. Lúc này nghiên cứu sinh Lê Ngọc Liễu là người Việt Nam duy nhất và là một trong số 25 nhà khoa học trẻ trên thế giới được vinh danh.

tu nu sinh truong lang den qua cau vang 2019
Từ học trò trường làng, bị từ chối hướng dẫn tới giải thưởng Quả cầu vàng 2019

Đề án nghiên cứu của TS Lê Ngọc Liễu chú trọng việc tinh lọc nhiên liệu sinh học từ rơm và các vật liệu phế thải. Chị tin rằng năng lượng là giải pháp then chốt nhất liên quan vấn đề dân số toàn cầu đang ngày càng gia tăng và năng lượng tái tạo là con đường tốt nhất cho vấn đề này.

Công trình nghiên cứu của TS Liễu đã tạo ra giải pháp tái tạo thực sự cho nhu cầu năng lượng của thế giới. Chị khẳng định lợi ích quan trọng nhất của các nguồn năng lượng tái tạo là giảm ô nhiễm môi trường. Các nhiên liệu lỏng, nhiên liệu sinh học vốn được tạo ra từ sinh khối có thể tái tạo, đang ngày càng trở thành nguồn nhiên liệu cho giao thông vận tải trong tương lai.

Ban Giám khảo đánh giá cao nghiên cứu của TS Liễu khi nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiên liệu sinh học như một nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, cũng như chú trọng phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng để tách lọc và tinh chế vật liệu sinh khối.

Năm nay, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức kỷ niệm 10 năm trao giải thưởng, đã chọn 50 trong số hơn 200 nhà nghiên cứu từng được trao giải để vinh danh. TS Lê Ngọc Liễu là một trong số đó. Tới thời điểm này, chị là 1 trong 3 người Việt Nam được Bộ Giáo dục Đức trao giải.

Cô học trò trường làng

TS Lê Ngọc Liễu từng nhận 2 giải thưởng quốc gia (EUREKA 2007 và VIFOTEC 2008).

2 giải thưởng quốc tế (Green Talents 2013 của Đức và IES Prestigious Engineering Achievement Award 2010 của Singapore).

Lọt vào vòng chung kết 2 giải thưởng quốc tế (ASEAN-US Science Prize for Women 2019 của ASEAN-US và Falling Wall Labs 2014 của Đức)

Tới nay chị đã công bố 17 bài báo danh mục Q1, trong đó 12 bài tác giả chính.

Chị Liễu cũng là tác giả chính 1 chương sách chuyên khảo NXB Elsevier; Tác giả chính 1 patent của Hoa Kỳ; chỉ số trích dẫn 900, chỉ số h-index: 14

Sinh ra và lớn lên ở xã Gia Bình, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh, TS Lê Ngọc Liễu là học sinh trường làng chính hiệu. Bố mẹ buôn bán nhỏ lẻ, quyết định theo nghề giáo của chị được cả nhà ủng hộ.

Chị Liễu bảo mỗi giai đoạn học tập của mình đều có những người thầy truyền động lực. Đó là cô giáo Diễm ở Trường THCS xã Gia Bình với những bài giảng về hiện tượng Vật lý đơn giản nhưng để giải thích ở phương diện khoa học rất thú vị. Thầy giáo Phụng dạy toán Trường THPT Trảng Bàng nói rằng “toán có khả năng tự học”. Những năm tháng học đại học và sau đại học ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thì GS Mẫn hướng chị tới nghiên cứu khoa học như hôm nay.

Điều chị Liễu không nghĩ tới là dù tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm - đồ uống, đến khi nhận học bổng tiến sĩ của ĐH Quốc gia Singapore lại chuyển hướng nghiên cứu Công nghệ hóa học và sinh học phân tử. Đây là cơ duyên đưa chị tới thách thức mới, nhưng cũng mang lại những thành công.

Bị từ chối huớng dẫn vì tiếng Anh quá kém

Con đường nghiên cứu khoa học của chị không phải toàn hoa hồng. Điều cay đắng nhất đến giờ chị vẫn nhớ là bị những giáo sư ở ĐH Quốc gia Singapore từ chối huớng dẫn vì tiếng Anh kém.

“Là học sinh trường làng lại theo ngành kỹ thuật nên khả năng tiếng Anh của tôi khá kém. Hồ sơ tôi được Trường ĐH Quốc gia Singapore nhận vì thành tích khoa học chứ không phải vì tiếng Anh. Khi học tiến sĩ đòi hỏi phải có IELTS 6,5 nhưng cố hết mình tôi cũng chỉ lên được 6,0. Lúc ở ĐH Quốc gia Singapore tôi có xin thei một số giáo sư để làm nghiên cứu, thế nhưng mọi người đều không nhận. Sau đó khoa đề nghị tôi đi gặp GS Neal Chung. GS Chung nhìn hồ sơ của rất tốt nên ông gọi điện hỏi các GS khác tại sao lại từ chối thì họ nói rằng vì tiếng Anh của tôi không tốt, không thể giao tiếp được”- TS Liễu kể.

tu nu sinh truong lang den qua cau vang 2019

Tuy nhiên, lần này chị Liễu thấy mình may mắn vi được chính GS Chung nhận làm hướng dẫn. “Ông nói rằng tiếng Anh của ông cũng không tốt nên rất hiểu tâm lý của tôi. GS Chung đánh giá tôi là một người nghiên cứu tốt. Chính câu nói của ông đã cho tôi thêm động lực”- chị kể.

Nhận vào nhóm nghiên cứu, GS Chung cho cô Wang Yan - hiện là GS ở Trung Quốc - để hướng dẫn chị.

"Cô Wang Yan đã cho tôi nhiều bài học quý giá. Cô là người rất kiên nhẫn vì lúc này khả năng tiếng Anh của tôi cũng không tốt. Còn GS Chung không theo sát nhưng khi tôi cần gì ông đều sẵn sàng giúp đỡ ngay lập tức. Thậm chí ông có thể gửi email cho bất kỳ người nào để nhờ giải quyết vấn đề tôi cần. Sự hướng dẫn của GS Chung và cô Wang Yan giúp tôi hiểu mình nên trở thành một nhà giáo như thế nào”- chị kể.

Đến thời điểm hiện tại, TS Lê Ngọc Liễu vẫn khiêm tốn nhận mình không giỏi về giảng dạy mà chỉ có thể giúp sinh viên hiểu đủ bài. Dù vậy chị tâm niệm để bài giảng lôi cuốn đều xuất phát từ giảng viên. Với chị yếu tố đầu tiên cần ở sinh viên là sự chăm chỉ, thái độ học tập, còn lại mọi việc có thể giải quyết.

Đam mê nhưng không có nghĩa làm "sống chết"

Bảo vệ thành công tiến sĩ ở ĐH Quốc gia Singapore, chị Lê Ngọc Liễu được ĐH Khoa học và Công nghệ của đức vua Abdullah (Ả Rập Xê Út) mời về làm việc. Ở đây chị từng được trả mức lương sau thuế lên tới hơn 100 triệu đồng/ tháng.

Chị bảo phụ nữ một khi tìm được niềm đam mê trong nghiên cứu sẽ tự khắc nuôi tốt bản thân. Với chị, nghiên cứu là phải mở ra nhiều hướng và thử những cái mới.

Năm 2017, từ chối mức thu nhập hàng trăm triệu đồng, TS Liễu quyết định về nước đầu quân vào Trường ĐH Quốc tế. Ở đơn vị mới, thu nhập giảm hơn một nửa nhưng chị thấy may mắn khi được đồng nghiệp hỗ trợ. Trường cũng thực hiện cơ chế tự chủ nên đối đãi công bằng.

Nữ giải thưởng Quả cầu Vàng 2019 tự nhận mình là người nhiệt tình với sinh viên, yêu thích công việc và du lịch. Tới nay, chị đã đi trên 30 nước trên thế giới.

"Với tôi, nghiên cứu là đam mê nhưng sẽ tự cân bằng. Tôi rất thích câu nói “chỉ cần bạn muốn thì bạn sẽ tìm được cách để giải quyết vấn đề”. Tôi cũng rất biết cách yêu bản thân, cuộc sống” – chị nói.

Theo Lê Huyền/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong ngành Điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) - Ngày 28/3, tại Hà Nội, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) - Đan Mạch, phối hợp với trường Điện – Điện tử, Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp ngành điện gió ngoài khơi”. Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ toàn diện về tiềm năng phát triển nghề nghiệp của nhân sự Việt trong ngành Điện gió ngoài khơi, một lĩnh vực khá mới mẻ và hiện đang trong giai đoạn tương đối sơ khai của Việt Nam.

  • Quảng Nam: Tiến độ dự án trường học 61 tỷ đồng được điều chỉnh thời gian hoàn thành

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa, huyện Quế Sơn từ năm 2019-2024 và yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh (chủ đầu tư) có trách nhiệm phối hợp với UBND huyện Quế Sơn tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • TH School - trường học đầu tiên của Việt Nam lan tỏa mô hình Hạnh phúc nổi tiếng bậc nhất ở Harvard

    (Xây dựng) - Đã có hàng trăm doanh nghiệp lớn trên thế giới, hàng nghìn trường học, tổ chức phát triển bền vững triển khai và nhân rộng mô hình có tên SPIRE - bao gồm 5 yếu tố mang lại hạnh phúc nội tại cho mỗi cá nhân. Ở Việt Nam, TH School cùng Tập đoàn TH là những tổ chức tiên phong áp dụng SPIRE như một giải pháp tổng thể giúp học sinh, giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhân viên và cộng đồng khám phá hạnh phúc đích thức và phát triển bản thân mỗi ngày.

  • Quảng Ninh: Gấp rút hoàn thành xây dựng trường THPT chất lượng cao thứ hai của thành phố Hạ Long

    (Xây dựng) - Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tranh thủ mùa khô gấp rút thi công để hoàn chỉnh phần thô, hạng mục ngoại thất công trình xây dựng trường THPT Ngô Quyền ở phường Hà Khánh. Đây là ngôi trường thứ hai của thành phố xây dựng theo Đề án đầu tư 22 trường THPT chất lượng cao của Quảng Ninh, giai đoạn 2022-2025.

  • Tuyên Quang: Đẩy nhanh tiến độ thi công trường THPT Chuyên

    (Xây dựng) - Trong những ngày qua, các đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, máy móc để đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án xây dựng trường THPT Chuyên Tuyên Quang tại địa điểm mới. Quyết tâm đưa công trình trọng điểm này vào sử dụng trước thềm năm học mới 2024 - 2025.

  • Thái Nguyên: Lý do Dự án xây dựng trường THPT Lý Nam Đế chưa được đưa vào sử dụng

    (Xây dựng) – Lý giải về việc Dự án đầu tư xây dựng trường THPT Lý Nam Đế tại phường Tân Hương (thành phố Phổ Yên) được phê duyệt năm 2017 nhưng cho đến nay vẫn chưa xây dựng xong, UBND thành phố Phổ Yên cho biết là do dự án điều chỉnh, bổ sung quy mô đầu tư một số hạng mục để đảm bảo đầu tư đồng bộ các hạng mục công trình, cơ sở vật chất đủ điều kiện đáp ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy.

Xem thêm
  • Lễ hội Hạnh phúc TH School 2024 - Nơi khám phá hạnh phúc đích thực

    (Xây dựng) - Sự kiện Lễ hội Hạnh phúc - TH School Happiness Day 2024, với chủ đề “Nơi hạnh phúc bừng nở - Where happiness blooms”, do thầy và trò hệ thống Trường TH School tổ chức vừa tưng bừng diễn ra trong ngày hôm nay (16/3). Nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa - nghệ thuật - thể thao - trò chơi trí tuệ - ẩm thực quốc tế… đã mang tới “bữa tiệc đa giác quan” cho hơn 1.600 người tham gia, khám phá niềm vui hạnh phúc và sự gắn kết tình thân.

    06:41 | 17/03/2024
  • Trung tâm đào tạo cơ điện HTS - Nơi đào tạo chuyên nghiệp MEP và ứng dụng vào thực tiễn công việc

    (Xây dựng) - Trung tâm đào tạo cơ điện HTS là một trong những trung tâm đào tạo lĩnh vực cơ điện chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đặc biệt là khu vực TP. HCM. Với gần 10 năm hoạt động, trung tâm đã cung cấp hơn 2.000 học viên cho thị trường xây dựng cả nước. Trong số đó, nhiều bạn hiện đang là kỹ sư, quản lý cơ điện tại nhiều công ty lớn tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

    09:21 | 13/03/2024
  • Agribank cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện sứ mệnh Giáo dục tài chính

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Agribank tích cực chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình Giáo dục tài chính để học sinh, sinh viên có hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số như hiện nay.

    16:57 | 12/03/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Đào tạo khóa cao học đầu tiên chuyên ngành kỹ thuật xây dựng

    (Xây dựng) - Trường Đại học Xây dựng Miền Tây - Bộ Xây dựng vừa tổ chức khai mạc Hội đồng bảo vệ đề cương chi tiết cho 30 học viên cao học khóa I (2022-2024) chuyên Kỹ thuật xây dựng. Tham dự buổi lễ có: TS. Trương Công Bằng – Phó Hiệu trưởng, TS. Đỗ Thị Mỹ Dung – Trưởng Khoa Xây dựng, các cán bộ giảng viên tham gia Hội đồng đánh giá đề cương, cán bộ hướng dẫn khóa học, đại diện lãnh đạo các phòng chức năng, trung tâm và 30 học viên cao học khóa I.

    16:09 | 10/03/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Nhiều học sinh tham quan tư vấn tuyển sinh

    (Xây dựng) - Ngày 10/3, Trường Đại học Xây dựng Miền Tây - Bộ Xây dựng tham gia ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 tại Trường Đại học Cần Thơ do Báo Tuổi trẻ tổ chức. Sự kiện đã thu hút được sự quan tâm của hàng nghìn thí sinh cùng phụ huynh từ các tỉnh thành miền Tây và đông đảo các trường đại học, cao đẳng, các công ty, doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài.

    16:00 | 10/03/2024
  • Sẽ thành lập Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả

    (Xây dựng) - Sáng 7/3, tại Đà Nẵng, Tập đoàn Đèo Cả và trường Đại học Đông Á chính thức ký kết thoả thuận hợp tác về đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, cụ thể hoá việc thành lập Viện Đào tạo thực hành Đèo Cả dự kiến trong tháng 4/2024 sắp đến. Mục tiêu hợp tác nhằm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn Đèo Cả và cho ngành Giao thông Vận tải dựa vào khả năng, thế mạnh của các bên về năng lực, kinh nghiệm, nguồn lực, cơ sở vật chất.

    20:24 | 07/03/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây đạt Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (Chu kỳ 2)

    (Xây dựng) – Trường Đại học Xây dựng Miền Tây (Bộ Xây dựng) vừa mới tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2). Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Quang Giao - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng Giáo dục, Đại học Đà Nẵng đã trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục cho trường Đại học Xây dựng miền Tây.

    17:06 | 07/03/2024
  • Vĩnh Phúc: Khởi công dự án trường THCS chất lượng cao huyện Tam Dương

    (Xây dựng) – Sáng 6/3, UBND huyện Tam Dương tổ chức khởi công Dự án trường THCS chất lượng cao huyện Tam Dương. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Tam Dương lần thứ 31, nhiệm kỳ 2025-2030.

    17:37 | 06/03/2024
  • Khởi công trường liên cấp Meyschool Đoàn Thị Điểm tại Meyhomes Capital Phú Quốc

    (Xây dựng) - Trường liên cấp đầu tiên tại Phú Quốc - Meyschool Đoàn Thị Điểm đã được khởi công ngày 1/3/2024 với tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng. Trường dự kiến đón 1.500 học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở của thành phố đảo Phú Quốc từ năm 2026.

    15:11 | 04/03/2024
  • Khởi công dự án Trạm đọc Măng Non tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

    (Xây dựng) – Mới đây, INSEE Việt Nam đã phối hợp cùng Lãnh đạo xã Bình Trị (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) tổ chức Lễ Khởi công dự án Trạm đọc Măng Non tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (THCS) Bình Trị. Đây là dự án Quán quân Cuộc thi INSEE Prize 2022 từ nhóm thí sinh Trường Đại học Quốc gia – Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.

    09:14 | 29/02/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load