Thứ năm 25/04/2024 23:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Từ Lãn Ông, nhìn lại chuyện bảo tồn phố cổ

16:53 | 18/01/2015

Dự án chỉnh trang, tôn tạo phố Lãn Ông (Hà Nội) vừa chính thức hoàn thành vào cuối tuần qua. Giữa niềm vui khi "tìm lại" một tuyến phố cổ khang trang và ngăn nắp, người ta cũng không thể quên một câu hỏi: Đến bao giờ, toàn bộ khu phố cổ Hà Nội mới trở về đúng với giá trị của mình?


Một đoạn phố Lãn Ông vừa được chỉnh trang.

Từ Tạ Hiện đến Lãn Ông...

Đoạn phố Lãn Ông được trùng tu dài 120 m, kéo từ đoạn cắt phố Thuốc Bắc tới phố Chả Cá. Trước đó, sự phát triển thiếu kiểm soát về kiến trúc cùng vết thời gian đã khiến bộ mặt của đoạn phố này khá ngổn ngang và biến dạng... Phố bán Đông Nam dược và bốc thuốc chữa bệnh, vậy nhưng khá nhiều gia đình tự ý quây, chiếm không gian phía trên hoặc sửa đổi chức năng, kết hợp mặt tiền nhà với... bếp và công trình phụ.

25 tỷ đồng được UBND quận Hoàn Kiếm rót vào đây trong hơn một năm để chỉnh trang hai bên mặt phố, với 42 căn hộ. Từ nguồn kinh phí ấy, mặt đứng của lớp nhà hai bên phố được phục hồi các phần bị bong tróc. Một số cửa gỗ tầng một quá cũ nát được thay mới, các cửa sắt, hoa sắt tại ban công được sơn lại. Mái ngói ta lợp theo kiểu truyền thống thay thế cho những mảng mái ngói tạp nham, những cấu kiện gỗ đã mục như xà gồ, cầu phong, li tô... cũng được loại bỏ để sử dụng những cấu kiện mới, trung thành theo nguyên bản.

Kiến trúc của 42 căn nhà trong đoạn phố này đan xen phong cách nhà ống Hà Nội, Hoa, Pháp thuộc địa và ít nhiều vẫn giữ được hình dạng cũ. Bởi thế, việc "giải mã" kiến trúc gốc để phục dựng không phải là điều quá phức tạp với đề án này. Khó khăn, như lời KTS Phạm Tuấn Long (Phó Trưởng ban Quản lý Phố cổ) nằm ở việc thuyết phục các chủ nhân chịu di dời công trình phụ vào phía trong, cũng như trả lại các phần không gian đã lấn. Ít nhiều, phải nhờ tới sự giúp sức và vận động của chính quyền địa phương, dự án mới được hoàn thành. "Đổi" việc di chuyển các khu chức năng trong nhà lấy một mặt tiền khang trang, sạch sẽ và hấp dẫn hơn trong kinh doanh, đó là lý do khiến các hộ dân dần tìm được sự đồng thuận trong dự án.

Đây là lần thứ hai, một đoạn phố cổ Hà Nội được trùng tu, tôn tạo sau trường hợp của phố Tạ Hiện vào quãng thời gian 2011. Bốn năm trước, việc trùng tu Tạ Hiện cũng được triển khai với cách làm tương tự. Và như lời những người trong cuộc, bản thân chủ nhân các căn hộ tại mặt phố Tạ Hiện cũng phản ứng khá mạnh ở thời điểm dự án triển khai - cho đến khi họ hiểu ra rằng việc cải tạo và trả lại kiến trúc cũ cho mặt ngoài chính là tiền đề để mang lại nguồn lợi kinh doanh với mình.

... Và "giấc mơ" bảo tồn phố cổ

Lãn Ông sau ngày 9/1 vừa rồi đã ít nhiều tìm lại vẻ chỉn chu và kiến trúc đặc thù của một phố nghề nơi người Hoa sinh sống. Biển hiệu của hàng loạt hiệu thuốc Đông y bên đường được thu lại với kích thước phù hợp. Bảng quảng cáo, máy điều hòa, hệ thống thoát nước mái được "giấu" vào nơi khuất tầm nhìn. Chỉ có điều, cũng giống như trường hợp Tạ Hiện, dáng vẻ mới của một đoạn phố vừa được trùng tu vẫn khiến một số người nói tới việc giảm đi hồn cốt của một phố cổ như trong ký ức.

"Tôi không nghĩ đó là vấn đề. Phố cổ là kiến trúc gắn với đời sống đô thị nên ít nhiều sẽ có sự tiếp biến theo thời gian - chứ không thể bảo tồn tuyệt đối như những di tích khác" - ông Đào Ngọc Nghiêm - nguyên KTS trưởng thành phố Hà Nội - nhận xét. "Cái đáng bàn là những giá trị phi vật thể được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của phố cổ có được bảo tồn không? Và xa hơn, mô hình trùng tu này liệu có thể nhân rộng trong tương lai gần?".

Để có được sự đồng thuận của người dân phố cổ, hai dự án trùng tu tại Lãn Ông và Tạ Hiện đã phải chọn cách làm bao cấp 100% kinh phí. Nghĩa là cho đến giờ, 40 tỷ đồng đã được đầu tư cho hơn 200 m phố này, với đối tượng hưởng lợi trực tiếp là những người dân ở lớp nhà ngoài cùng. Mỗi dự án mất một thời gian dài nghiên cứu và hơn một năm triển khai, như vậy, đến bao giờ 19 ha khu trung tâm của phố cổ (được giới hạn bởi các phố Hàng Chiếu, Hàng Ngang, Hàng Bạc, Trần Nhật Duật) mới có thể được chỉnh trang hoàn toàn để trở lại với hình dáng cũ?

"Nhìn phố cổ được trùng tu thì mừng. Nhưng, tôi vẫn nghĩ, chúng ta nên coi những trường hợp bao cấp thế này là dự án làm mẫu, làm để mọi người hiểu được giá trị tự thân của phố cổ khi được khôi phục lại kiến trúc và nếp văn hóa cũ" - ông Nghiêm nói. "Còn lại, phố cổ Hà Nội có đặc trưng là những phố nghề. Nếu có biện pháp linh hoạt để khai thác việc kinh doanh các nghề truyền thống tại đây, tôi tin việc thu hút nguồn vốn xã hội hóa để trùng tu phố cổ sẽ là khả thi".

Theo Nhân dân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load