Đã có thêm một “dẫn chứng vàng” để khẳng định việc sử dụng vữa có chất Polyme vào xây dựng là có lợi cho cả môi trường lẫn kinh tế. Đó là công trình nghiên cứu “Một số tính chất của vữa polyme vô cơ sau khi nung đến 10000C” của 4 sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội đạt giải nhất Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2011.
Bà Phạm Thị Lan Anh (trái), Tổng Giám đốc Công ty CP Bê tông đang chia sẻ về những tác dụng của vữa khô poylme Mova |
Từ công trình nghiên cứu về vữa polyme vô cơ…
Báo chí đã đăng tin về công trình nghiên cứu "Một số tính chất của vữa polyme vô cơ sau khi nung đến 10000C”. Nghiên cứu cho thấy thay vì dùng xi măng gây ô nhiễm môi trường, các công trình xây dựng có thể dùng loại vữa mới vừa thân thiện với môi trường, vừa có khả năng chống cháy nổ rất cao... Công trình nghiên cứu này giúp 4 sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Tuấn Tạo, Hoàng Trung Thông, Vũ Hoài Sơn) đạt giải nhất Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm 2011.
Qua nghiên cứu, nhóm sinh viên nhận thấy, chất kết dính polyme được áp dụng vào các công trình xây dựng sẽ có lợi cả về kinh tế lẫn môi trường. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu để sản xuất chất kết dính "xanh" này dồi dào. Ước tính mỗi năm Nhà máy nhiệt điện thải ra hàng triệu tấn chất thải. Giá cả của sản phẩm cũng không chênh lệch nhiều so với vữa truyền thống và hoàn toàn có thể đưa vào sử dụng cho tất cả các công trình xây dựng.
"Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh các dự án nhà cao tầng và đang ở giai đoạn đầu triển khai các dự án công trình hầm giao thông. Vì vậy, việc nghiên cứu các vật liệu xây dựng mới có khả năng chịu được nhiệt độ cao nhằm từng bước ứng dụng cho kết cấu công trình, nhất là công trình hầm là rất cần thiết để bảo đảm phát triển kinh tế. Hơn nữa việc tận dụng chất thải này là vấn đề cấp bách ở Việt Nam để bảo vệ môi trường sống, đồng thời thu lợi nhuận từ việc bán quota khí thải (ít nhất 25 Euro/tấn)"- Vũ Hoài Sơn chia sẻ.
…Đến thực tế vữa có chất Polyme tại Việt Nam
Nghiên cứu đã chứng minh việc “lợi đôi đường” cho những công trình sử dụng vữa có chất Polyme. Trong lúc bốn chàng trai tài năng trên đang tiếp tục nghiên cứu thì từ năm 2009, trên thị trường đã xuất hiện loại vữa khô đóng sẵn có chứa phụ gia polyme, một loại vật liệu cao cấp trong ngành xây dựng và đã được sử dụng rất hiệu quả ở một số công trình trọng điểm như: Khu biệt tự Trung tâm hội nghị Quốc gia, Tòa nhà Quốc hội, My Dinh Plaza; Royal City…
Công trình sử dụng vữa khô polyme Mova
Vữa khô polyme Mova có thể khắc phục được tất cả những nhược điểm: gây bụi, thất thoát vật liệu trong khâu vận chuyển, co, nứt, thấm, dột, rơi tường... của vữa truyền thống. Loại vữa này được trộn bằng xi măng polyme, cốt liệu khô chọn lọc và các phụ gia đa chức năng, được đóng bao tại nhà máy, sản xuất trên dây chuyền tự động, khép kín, công suất lớn, không phế thải theo công nghệ Nano. Do vậy, Polyme Mova vừa đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, được bảo hành 10 năm, lại thân thiện với môi trường. Một điều khá quan trọng nữa là vữa khô Polyme Mova rất dễ sử dụng. Ngay cả một người thợ có tay nghề bình thường cũng có thể thi công một cách dễ dàng.
Ngoài ra, việc sử dụng vữaPolyme Mova còn hạn chế việc ô nhiễm bụi và thất thoát vật liệu trong khâu vận chuyển. Bởi theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), Hà Nội nằm trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm bụi cao nhất trong khu vực châu Á và trên thế giới. Báo cáo về hiện trạng môi trường Hà Nội năm 2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tình trạng ô nhiễm bụi đang ở mức báo động đỏ và ngày càng trầm trọng, với khoảng 60% tuyến đường có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ hai đến hàng chục lần. Tại 250 điểm đo kiểm thì có tới 180 điểm đo (chiếm 72%) có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937-2005). Ô nhiễm bụi, ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người còn gây ra các thiệt hại to lớn về mặt kinh tế cho Hà Nội, ước tính khoảng 200 - 500 tỷ đồng (12 - 31 triệu USD) mỗi năm.
Minh Minh
Theo baoxaydung.com.vn