Thứ sáu 17/01/2025 18:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Truyền thuyết khác nhau về ngày và đêm

06:06 | 19/01/2014
Mỗi một nền văn hóa lại có một câu chuyện khác nhau từ xa xưa kể lại để giải thích cho sự xuất hiện của ngày và đêm.

Theo thần thoại Nhật Bản

Truyền thuyết về ngày và đêm ở các nền văn hóa khác nhau

Theo cuốn Nihon Shoki, vị thần Izanagi no Mikoto và nữ thần Izanami no Mikoto có 3 đứa con. Các vị thần này là Amaterasu (nữ thần mặt trời, cai quản thiên đường), Tsukiyomi (thần mặt trăng, cai quản ban đêm) và Susanoo (thần bão tố và cai quản đại dương). Một ngày, Amaterasu ra lệnh cho Tsukiyomi tới mặt đất và đi thăm Uke Mochi, nữ thần lương thực. Để chào đón Tsukiyomi, nữ thần Uke Mochi đã nhả ra gạo, cá và các loài động vật khác trên mặt đất. Sau đó Uke Mochi dùng cách đó để làm đồ ăn cho Tsukiyomi ở bữa tiệc. Điều này khiến thần Tsukiyomi không hài lòng nên đã giết Uke Mochi. Khi quay lại thiên giới, ông kể lại cho Amaterasu những gì đã xảy ra. Nữ thần Amaterasu rất tức giận và thề sẽ không bao giờ gặp lại em trai mình nữa. Từ đó, mỗi khi mặt trời mọc, cũng là lúc mặt trăng lặn xuống.

Theo thần thoại Mesopotamia

Truyền thuyết về ngày và đêm ở các nền văn hóa khác nhau

Mesopotamia là nơi ra đời những nền văn minh cổ đại đầu tiên, bao gồm Sumerian, Akkadian, Amorites, Hitties, Kassites, Assyrian và Chaldeans. Theo đó Shamash là thần mặt trời và được cho là con của Sin, thần mặt trăng. Ông được mô tả là vị thần của công lý và bình đẳng. Shamash liên tục đi lên từ phía đông, đi bộ hoặc cưỡi xe ngựa và tỏa ra ánh mặt trời từ hai bên vai. Ông mang tới ánh sáng cho cả thể giới, đồng thời cũng đứng ra xét xử mọi chuyện cho cả người và thần thánh. Tuy vậy, nhiệm vụ của ông không chỉ giới hạn ở thế giới của con người mà còn sang cả thế giới bên kia. Bằng cách đi về phía Tây, từ đó tạo nên bóng tối và ban đêm, Shamash sang thế giới bên kia đứng ra phán xử cho những tranh cãi của người đã chết.

Theo thần thoại Inuit

Truyền thuyết về ngày và đêm ở các nền văn hóa khác nhau

Người Inuit có nguồn gốc từ châu Á, là những người sống ở vùng Bắc Cực thuộc lãnh thổ Hoa Kì, Canada và một phần Greenland. Trong các câu truyện của họ, Malina là nữ thần mặt trời và bà sống cùng em mình là Anningan, thần mặt trăng. Một ngày nọ giữa họ có một cuộc tranh cãi lớn và mọi chuyện trở nên tồi tệ. Trong cuộc tranh cãi đó, Malina đã bôi mỡ đen lên khắp mặt Anningan. Hối tiếc vì hành động của mình, bà chạy khỏi nhà và trở thành mặt trời. Anningan đuổi theo cho tới khi ông trở thành mặt trăng. Đôi khi Anningan quên những nhu cầu của mình và trở nên đói khát, do đó ông gầy mòn dần. Nó giải thích cho việc mặt trăng thay đổi hình dạng trong chu kì hàng tháng.

Theo thần thoại Bắc Âu

Truyền thuyết về ngày và đêm ở các nền văn hóa khác nhau

Narfi là một người khổng lồ sống ở Jotunheim và có một cô con gái tên Nott. Khác với mọi người cô sở hữu làn tóc và màu da tối. Kẹp tóc của cô là những ngôi sao và chúng khiến cô trông đẹp hơn. Người chồng đầu tiên của Nott là Naglfari, họ có cùng nhau một đứa con tên Aud. Đứa con mà cô có với người chồng thứ 2 tên là Jord. Và Dellingr là người chồng cuối cùng đã cùng Nott sinh ra đứa con trai tên Dagr. Các vị thần biết chuyện về Nott và các con của cô, do đó các vị thần đã giao nhiệm vụ cho cô và con trai Dagr trên chiếc xe ngựa đi quanh thế giới. Các vị thần quyết định thời gian cố định là 12 giờ cho mỗi người. Con ngựa của Nott là Hrimfaxi nhỏ ra những giọt nước mỗi khi Nott đổi hướng và tạo ra sương sớm. Trong khi đó, Dagr tạo ra ánh sáng với bộ tóc vàng rực của mình.

Theo thần thoại Lakota

Truyền thuyết về ngày và đêm ở các nền văn hóa khác nhau

Bộ lạc Lakota là một bộ lạc người da đỏ sống tại bang Nam Dakota, Bắc Dakota, Montana, Nebraska và Minnesota của Mỹ. Họ cũng sống ở một phần Canada, đặc biệt là ở Manitoba, Saskatchewan và Alberta. Theo câu chuyện mà họ vẫn truyền lại cho con cháu, Hanwi chính là nữ thần mặt trăng. Trong một bữa tiệc, vị thần mặt trời Wi đã chọn một người trần gian là Iktomi để thế chỗ của Hanwi. Tuy nhiên vị thần bầu trời Skan đã tố cáo hành động này và quyết định trừng phạt Wi. Skan tách Hanwi khỏi Wi và cho vị nữ thần mặt trăng quyền cai quản ban đêm. Sau đó, ông ra lệnh cho Wi phải cai quản ban ngày và không bao giờ được thấy Hanwi nữa. Hành động của Wi khiến Hanwi vô cùng đau buồn và bà thể hiện sự xấu hổ bằng việc che đi những phần trên khuôn mặt mình, từ đó tạo ra các hình dạng của mặt trăng.

Theo Dantri

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Nghiên cứu, khai quật khảo cổ tường thành Dền

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Văn bản số 51/UBND – VP6, đồng ý chủ trương triển khai nhiệm vụ Nghiên cứu, khai quật khảo cổ tường thành Dền (Cố đô Hoa Lư) năm 2025.

  • Nhà báo Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba cuộc thi sáng tác ca khúc về huyện Lục Nam

    (Xây dựng) - Ngày 15/1, UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Sáng tác ca khúc, logo về huyện Lục Nam”. Tác phẩm “Lục Nam mến thương” của Nhà báo, Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba.

  • Tiền Giang: Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công

    (Xây dựng) - Làng đóng tủ thờ Gò Công (thành phố Gò Công, Tiền Giang) đã hình thành từ hơn trăm năm trước. Sản phẩm tủ thờ Gò Công đã hiện diện trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ, đó như một hình ảnh thân quen ở vùng đất nơi đây và trở thành nét văn hóa trong thờ cúng tổ tiên của nhiều gia đình người Việt.

  • Điện Biên: Tiếp tục phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc

    (Xây dựng) – Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tạo nên những thành tựu phát triển trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ của tỉnh; đạt được nhiều kết quả mới, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

  • Trao giải Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân

    (Xây dựng) – Ngày 15/1, Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị phối hợp với Cục Truyền thông Công an nhân dân tổ chức Chương trình tổng kết và trao các giải thưởng Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân, đây là một trong những hoạt động văn hóa – chính trị chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

  • Hà Nội: Hòa nhạc ánh sáng 2025 – hòa cùng không gian văn hóa đặc biệt Hồ Tây

    (Xây dựng) - Sáng 15/1, Báo Nhân Dân và UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ công bố chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”. Chương trình sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Xem thêm
  • Văn Miếu Bắc Ninh: Biểu tượng truyền thống hiếu học vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Văn Miếu Bắc Ninh là nơi tôn thờ những vị tiên hiền, tiên triết và các danh nhân khoa bảng của quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh, địa phương đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa thời phong kiến. Đây có giá trị lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào về truyền thống khoa bảng của quê hương và là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

    17:49 | 15/01/2025
  • Bắc Giang: Khai quật gần 1.300 hiện vật tại chùa Hoành Mô

    (Xây dựng) - Theo báo cáo mới đây tại đợt khai quật địa điểm chùa Hoành Mô (thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đã phát hiện gần 1.300 di vật, trải dài từ thời Trần cho đến thời Nguyễn.

    18:02 | 14/01/2025
  • Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 “Bóng tình”

    (Xây dựng) – Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề “Bóng tình” với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

    15:44 | 14/01/2025
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

    16:30 | 12/01/2025
  • Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City

    (Xây dựng) - Ngày 18/1 – 16/3/2025, tại Ocean City sẽ diễn ra Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025. Với 580 sự kiện, 1.000 điểm trải nghiệm ẩm thực – mua sắm trong vòng 58 ngày, đây dự kiến là Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt du khách đến vui chơi trong dịp Tết Ất Tỵ

    21:16 | 10/01/2025
  • Hải Dương: Tượng đài Tiếng sấm đường 5 được đầu tư gần 56 tỷ đồng sắp hoàn thành

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng tượng đài Tiếng sấm đường 5 được khởi công xây dựng từ ngày 19/8/2023 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; với tổng vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, đến nay sắp được hoàn thành.

    19:25 | 09/01/2025
  • Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức Lễ hội

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025.

    08:58 | 09/01/2025
  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

    08:55 | 09/01/2025
  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

    10:42 | 08/01/2025
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load