(Xây dựng) - Ngày 21/2, chính phủ Trung Quốc ban hành bản quy hoạch đô thị, trong đó nêu rõ cấm xây dựng những công trình kiến trúc kỳ dị.
Theo tờ SCMP của Hồng Kông , sau hai tháng họp bàn tại Hội nghị xây dựng đô thị, các lãnh đạo đưa ra cam kết nhằm giải quyết nhiều vấn đề tồn tại của đô thị như ô nhiễm, an toàn công cộng và ùn tắc giao thông.
Lần gần nhất một hội nghị như vậy được tổ chức tại đại lục là năm 1978, khi chỉ 18% dân số Trung Quốc sống tại các đô thị. Đến nay, con số này đã tăng lên 55%, tương đương 750 triệu người, tính đến cuối năm ngoái.
Chỉ thị yêu cầu các công trình kiến trúc đô thị phải “phù hợp, kinh tế, xanh và ưa nhìn”, trái với xu hướng xây dựng những công trình “quá đồ sộ, kỳ dị, lạ lùng”, lạc lõng và xa rời những di sản văn hóa xuất hiện khắp các thành phố.
Những năm qua, rất nhiều công trình kiến trúc kỳ dị tại Trung Quốc đã bị điểm mặt tại các thành phố lớn.
Tòa nhà Trung tâm triển lãm du lịch văn hóa tại Quảng Châu, có chi phí đầu tư 6,5 tỷ USD bị cho là quá xấu, và giống ấm pha trà. (Ảnh: News.cn)
Tòa nhà đài truyền hình CCTV được Council on Tall Buildings và Urban Habitat gọi là tòa nhà cao đẹp nhất thế giới, nhưng nhiều người thấy nó giống cái quần.
Tòa nhà Nhân dân Nhật báo, cao 150 mét, cũng bị chỉ trích.
Khách sạn Sheraton ở Hồ Châu
Cầu tháp Suzhou, một biểu tượng tại thành phố du lịch của tỉnh Giang Tô, bị cho là sao chép thiết kế Cầu London. (Ảnh: China.org)
Tòa nhà văn phòng Chongqing Energy Impresses the World tại thành phố Trùng Khánh bị cho là giống 3 tô mỳ ăn liền xếp chồng lên nhau. (Ảnh: China.org)
Sơn Tùng (Tổng hợp)
Theo