Trong thần thoại Hy Lạp, Medusa là một con quỷ mang bộ mặt gớm ghiếc với những con rắn độc mọc ra tua tủa từ búi tóc. Tương truyền rằng nếu ai dám nhìn thẳng vào bức phù điêu Medusa, người đó sẽ ngay lập tức bị biến thành đá.
Một bức phù điêu Medusa từng được tìm thấy hồi năm 2009 ở thành phố cổ Kibyra của tỉnh Burdur, Thổ Nhĩ Kỳ. Trong suốt gần 4 năm qua, bức phù điêu được cất giữ bí mật. Cho tới tận hôm nay, lần đầu tiên nó được ra mắt công chúng.
Bức phù điêu Medusa có đường kính 11m.
Các nhà khảo cổ sẽ phục chế lại bức phù điêu trước khi chính thức đưa nó ra trưng bày ở các cuộc triển lãm.
Ngày nay, người ta không còn sợ lời nguyền trong truyền thuyết nữa. Mọi người đều thoải mái ngắm nghía bức phù điêu và không ai bị biến thành đá cả.
Bức phù điêu ước tính đã có khoảng 1.800 năm tuổi. Bất kể tuổi thọ lâu đời như vậy nhưng nó vẫn còn tương đối nguyên vẹn.
Bức phù điêu được tạo thành từ những phiến đá cẩm thạch mỏng, nhiều màu. Kỹ thuật được sử dụng để tạo nên tác phẩm này cũng rất đặc biệt, được các nhà khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng không còn tồn tại một bức phù điêu nào được làm ra bằng phương pháp tương tự như vậy.
Thành phố cổ Kibyra vốn là địa điểm khảo cổ quen thuộc của các nhà nghiên cứu lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, ở đây, họ đã tìm được nhiều cổ vật và phế tích lịch sử quan trọng. Nơi đây từng là khu vực trung tâm phát triển trong giai đoạn văn minh Hellenistic thuộc nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Nền văn minh Hellenistic từng được thành lập từ năm 330 trước Công nguyên.
Một bức phù điêu cũng từng được tìm thấy tại thành phố Kibyra.
Chính tại thành phố Kibyra này, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy một công trình đài vòng có sức chứa 3.600 người. Đài vòng này từng được sử dụng làm nhà hát, tòa án và nghị viện. Công trình đài vòng được tìm thấy ở thành phố Kibyra cũng rất giống với công trình đài vòng Herodes Atticus ở thành phố Athens, Hy Lạp.
Công trình đài vòng ở thành phố Kibyra, Thổ Nhĩ Kỳ
Bức phù điêu Medusa chính là khoảnh sân tròn nhỏ nằm dưới cùng của đài vòng.
Theo Hurriyet Daily News
Theo