Thứ ba 17/09/2024 05:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Triều cường kỷ lục tái xuất, TP.HCM sẽ bị ngập sâu?

14:51 | 24/10/2019

Triều cường đạt đỉnh vào từ 28-30/10 với đỉnh triều xấp xỉ đợt triều cường kỷ lục diễn ra cuối tháng 9. TP.HCM và các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long đối diện nguy cơ ngập úng nghiêm trọng.


Triều cường kỷ lục cuối tháng 9 gây ngập úng nghiêm trọng tại TP.HCM và Cần Thơ

TS. Nguyễn Bá Thủy, Trưởng phòng Dự báo Hải văn (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) cho biết, vào ngày 25/10-2/11, ven biển Nam bộ có một đợt triều cường cao. Mực nước tại ven biển Nam bộ có khả năng xấp xỉ đợt triều cường kỷ lục cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua, nhất là khi có gió chướng hoạt động mạnh. Mực nước ven biển cao nhất vào 28-30/10. Trong ngày sẽ có 2 đỉnh triều cao, xuất hiện từ 1-5h và 13-17h.

Dự báo hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai mực nước sẽ lên dần từ ngày hôm nay 22/10 và đạt đỉnh vào ngày 29/10. Tại Trạm Phú An trên sông Sài Gòn có thể lên 1.70m, cao hơn BĐ3 khoảng 0.20m. Tại Nhà Bè trên kênh Đồng Điền có thể lên 1.72m. Thời gian xuất hiện đỉnh triều buổi sáng khoảng từ 4-6h, buổi chiều khoảng 17-19h.

Ông Thủy cho biết, do ảnh hưởng của kỳ triều cường, mực nước ở hạ nguồn sông Cửu Long và sông Sài Gòn lên nhanh và có khả năng lên mức báo động BĐ2 – BĐ3, có nơi trên BĐ3 từ 0,1-0,3m. Nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp ven sông tại TP. HCM và các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ.

“Đây là đợt triều cường mạnh, đỉnh triều lại xuất hiện vào sáng sớm và chiều tối (giờ tan tầm) nên ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân”, ông Thủy nói. Để ứng phó với đợt triều cường này, các địa phương cần chủ động trong công tác ứng phó, tăng cường kiểm tra, rà soát bờ bao, cửa van ngăn triều để kịp thời phát hiện, tu sửa, gia cố những vị trí xung yếu, xuống cấp, nhằm giảm nhẹ thiệt hại do tình trạng ngập úng gây ra.

 Đại diện Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, trong những năm gần đây, tình hình thủy triều dâng cao vào những tháng cuối năm... Xu thế mực nước triều năm sau cao hơn năm trước thể hiện rõ nét.

Dự báo từ nay đến đầu năm 2020, ven biển Nam bộ sẽ xuất hiện 7 đợt triều cường, vào các 26-31/10; ngày 13-16 và 25-30/11;  ngày 12-16 và 25-28/12. Đầu năm 2020, sẽ có đợt triều cường vào khoảng ngày 11-14/1 và ngày 10-14/2. Tuy nhiên độ cao mực nước còn tùy thuộc vào các yếu tố như mưa tại chỗ trùng với đợt triều cường, hoạt động của gió mùa Đông Bắc. “Về lâu dài xu thế mực nước triều cao vẫn tiếp tục xảy ra ở khu vực Nam Bộ”, ông Thủy nói.

Theo NGUYỄN HOÀI/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load