Thứ sáu 19/04/2024 16:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tránh tình trạng độc quyền, thâu tóm tần số vô tuyến điện

14:59 | 18/08/2022

Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này, làm rõ việc giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động một doanh nghiệp được cấp phép sử dụng có làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

tranh tinh trang doc quyen thau tom tan so vo tuyen dien
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Trình bày báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết ngay sau Kỳ họp thứ 3, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã bám sát các mục tiêu chính sách (như về quy hoạch, cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện; nghĩa vụ tài chính khi sử dụng tần số vô tuyến điện; quản lý nhà nước; nâng cao hiệu quả khai thác các tần số vô tuyến điện phân bổ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh...); tiếp tục tổ chức khảo sát, hội thảo, tọa đàm; phối hợp với cơ quan soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Về quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động một doanh nghiệp được cấp phép sử dụng, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này, làm rõ việc giới hạn có làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, quyền lợi của người dân trong việc lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ mạng thông tin di động hay không.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng băng tần dành cho thông tin di động là hữu hạn. Nếu không giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động mà một doanh nghiệp được sử dụng, với phương thức cấp phép thông qua đấu giá và cho phép chuyển nhượng có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ thâu tóm lượng lớn tần số, các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, làm giảm, thậm chí triệt tiêu tính cạnh tranh của thị trường.

Quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động được cấp phép áp dụng với mọi doanh nghiệp. Do đó, không gây bất bình đẳng đối với một doanh nghiệp cụ thể, không làm giảm sức cạnh tranh của thị trường và cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân khi lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không cản trở quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp, không trái với khoản 2 Điều 14 và Điều 33 Hiến pháp năm 2013, Luật Cạnh tranh.

Kinh nghiệm quốc tế tại 22 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), có 19/22 quốc gia (chiếm 86%) quy định giới hạn băng tần thông tin di động một doanh nghiệp được cấp.

tranh tinh trang doc quyen thau tom tan so vo tuyen dien
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ quy định tại khoản 3 Điều 1 dự thảo Luật.

Về phương thức cấp phép, nhiều ý kiến đề nghị giải thích lý do 13 năm qua chưa đấu giá tần số, nguyên nhân do quy định của pháp luật hay vướng mắc trong thực tiễn triển khai và giải pháp khắc phục.

Ông Lê Quang Huy cho biết, vướng mắc trong quy định pháp luật: Năm 2010, Luật Tần số vô tuyến điện có hiệu lực. Trong giai đoạn 2010-2014, các doanh nghiệp viễn thông không có nhu cầu sử dụng thêm băng tần do vừa mới được cấp phép băng tần cho mạng 3G thông qua thi tuyển vào năm 2009 và đang tập trung mọi nguồn lực để triển khai mạng 3G.

Trong những năm này, các quy định pháp luật về đấu giá tần số vô tuyến điện đã cơ bản được hoàn thiện. Năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Hội đồng đấu giá để triển khai đấu giá các băng tần này.

Tuy nhiên, năm 2017, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được ban hành và có hiệu lực, trong đó giao Chính phủ quy định chi tiết về mức thu và phương thức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Bởi vậy, tiến trình đấu giá bị dừng lại để xây dựng Nghị định.

Cuối năm 2021, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 88/2021/NĐ-CP quy định về tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần.

Vướng mắc trong thực tiễn triển khai, đây là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ, cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời nghiên cứu kinh nghiệm, thông lệ quốc tế để tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tổ chức thực hiện đấu giá.

Về giải pháp, dự thảo Luật bổ sung quy định nhằm tháo gỡ khó khăn trong thời gian qua: Thống nhất thu tiền cấp quyền với tần số vô tuyến điện có giá trị thương mại cao, áp dụng đối với cả 3 phương thức cấp phép là đấu giá, thi tuyển và cấp trực tiếp; làm rõ các trường hợp được áp dụng đấu giá, thi tuyển, cấp trực tiếp; giao Chính phủ quy định chi tiết xử lý các tình huống đặc thù của đấu giá trên cơ sở Luật Đấu giá tài sản; quy định về mức thu tiền cấp quyền đối với các trường hợp cấp phép thông qua đấu giá, thi tuyển, cấp trực tiếp.

Về cấp lại giấy phép sử dụng băng tần, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, quy định tại dự thảo Luật đặt ra hai mốc thời gian: 3 năm là thời điểm xem xét doanh nghiệp có nằm trong diện được cấp lại hay không, để doanh nghiệp chuẩn bị các phương án kinh doanh mới; 6 tháng là thời điểm để doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép, cơ quan quản lý thực hiện các thủ tục, cấp giấy phép và thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Trong đó, khoảng thời gian xem xét cấp lại giấy phép cần đảm bảo đủ dài. Trường hợp không được cấp lại giấy phép, doanh nghiệp còn có thời gian để thực hiện chuyển đổi mạng lưới và khách hàng. Nếu dài quá (ví dụ 5 năm) thì việc quy hoạch tần số vô tuyến điện có thể không theo sát sự thay đổi của công nghệ.

Tham khảo kinh nghiệm 32 quốc gia trên thế giới có quy định về cấp lại giấy phép trong Luật, thời điểm xem xét cấp lại sớm nhất là 3 năm trước khi giấy phép hết hạn. Vì vậy, việc chọn các mốc thời gian như dự thảo Luật là phù hợp.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng phạm vi sửa đổi của Luật Tần số vô tuyến điện không nhiều nhưng rất quan trọng.

Cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu tối đa các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo đánh giá, giải trình đầy đủ hơn nguyên nhân đến nay vẫn chưa thực hiện đấu giá sử dụng tần số vô tuyến điện trong khi ở nhiều nước, đây là “tài nguyên đặc biệt” mang lại giá trị kinh tế lớn khi thực hiện đấu giá.

“Băng tần là tài nguyên đặc biệt, nên việc xử lý, thu hồi sau khi doanh nghiệp phá sản khác với các loại tài sản khác. Đây là nội dung quan trọng cần được rà soát, quy định đầy đủ,” Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý.

Đối với vấn đề sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ riêng phục vụ quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo đánh giá đầy đủ, toàn diện về mặt quy hoạch, kỹ thuật và đảm bảo tương thích với các điều ước quốc tế.

Bên cạnh đó, Ban soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định về quản lý, phân bổ, thu hồi tần số vô tuyến điện; quy định về giới hạn, đồng bộ tổng độ rộng, băng tần các phương thức cấp phép, chuyển nhượng, nhất là thời điểm áp dụng việc nộp tiền, cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đặc biệt là tiêu chí đấu giá việc sử dụng tần số vô tuyến điện./.

Theo Diệp Trương (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển​

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với chủ trương sửa đổi toàn diện Luật Di sản Văn hóa nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn,nâng cao hiệu quả bảo vệ di sản.

    14:26 | 17/04/2024
  • Bế mạc Kỳ họp 41 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba

    (Xây dựng) - Ngày 15/4, tại La Habana - Cộng hòa Cuba, với sự hiện diện của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Ricardo Cabrisas Ruiz – Chủ tịch phân ban Ủy ban liên Chính phủ Cuba - Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị - Chủ tịch phân ban Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Cuba cùng các thành viên chính thức của Đoàn đại biểu hai nước đã tiến hành trọng thể Lễ bế mạc và Lễ ký Biên bản Kỳ họp 41 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba.

    10:25 | 17/04/2024
  • Việt Nam và Cuba hợp tác cùng phát triển qua cơ chế Ủy ban Liên chính phủ

    Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, chiều 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư Nước ngoài Cuba Ricardo Cabrisas.

    08:29 | 17/04/2024
  • Đảm bảo hiệu quả trong chương trình mục tiêu phát triển vùng dân tộc thiểu số

    Chiều 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Tờ trình về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

    22:37 | 16/04/2024
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    22:27 | 16/04/2024
  • Đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn đồng hành cùng phát triển

    Bí thư thứ nhất Cuba mong muốn có thêm doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Cuba để phát huy hiệu quả thế mạnh của mỗi nước, đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển.

    18:27 | 16/04/2024
  • Việt Nam sẽ luôn sát cánh, đồng hành để giúp Cuba vượt khó

    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định lãnh đạo và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam-Cuba và sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước Cuba anh em trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hiện nay; đề nghị Chính phủ Cuba quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thành công tại Cuba.

    11:03 | 16/04/2024
  • Điều chỉnh 4 nội dung liên quan đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh tiến độ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời bổ sung 3 dự án, dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

    21:57 | 15/04/2024
  • Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra trong 4 ngày

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

    19:27 | 15/04/2024
  • Bình Dương còn nhiều khó khăn trong phát triển giao thông

    (Xây dựng) - Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc. Tham gia Đoàn công tác có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông…

    19:20 | 15/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load