Thứ tư 22/01/2025 05:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

TP.HCM: Nỗi lo từ lún hạ tầng

23:07 | 11/07/2013

141 là số phường trên địa bàn TP.HCM đang bị ngập thường xuyên. Điều này xuất phát không chỉ do hiện tượng nước biển dâng mà còn do sự sụt lún địa tầng trên diện rộng. Làm thế nào để hạn chế cũng như giảm diện tích ngập là vấn đề rất khó. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng - thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, về vấn đề này.


TP.HCM vẫn thường trực nỗi lo ngập nước.

Không dừng ở 141 phường

Giáo sư nhận xét như thế nào về kết quả nghiên cứu cho thấy TP.HCM có đến 141 phường đang bị ngập nước?

- Đây là thực tế. Theo kịch bản biến đổi khí hậu mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố, TP.HCM nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung chỉ cao hơn mực nước biển 1,5 - 2m. Do vậy, với tốc độ gia tăng nhiệt độ trái đất khoảng 20C - 30C thì trong vòng 100 năm tới, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập 40% diện tích. Riêng tại TP.HCM, diện tích ngập không dừng lại ở con số 141 phường như hiện nay mà sẽ tăng lên rất nhiều. Chỉ có điều, tác nhân gây ngập nước tại TP.HCM không chỉ do nguyên nhân mực nước biển dâng.

Vậy có nghĩa ngoài nguyên nhân bị ngập do mực nước biển dâng, TP.HCM còn bị ngập bởi những nguyên nhân khác?

- Đúng vậy! TP.HCM có điểm khác biệt so với các tỉnh thành khác ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đó là tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Điều này đã làm gia tăng sức nặng lên địa tầng vốn rất yếu của thành phố, dẫn đến tình trạng sụt lún hạ tầng trên diện rộng. Hiện chưa có nghiên cứu quy mô lớn nào để có thể xác định độ lún của hạ tầng thành phố. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào chiều cao nâng nền nhà tại các khu dân cư để tạm xác định mức độ lún hạ tầng. Trên thực tế, tại một số địa phương như quận 8, quận 6 và huyện Bình Chánh… là những khu vực có địa chất mềm, yếu, nhiều hộ dân đã phải nâng nền nhà 4 đến 6 lần từ năm 1975 - 2012. Khoảng cách theo chiều cao giữa nền nhà cũ và nền nhà mới khoảng 0,5m.

Không dừng lại đó, việc cho phép khai thác nguồn nước ngầm nhưng chưa kiểm soát được số lượng, cũng như mức độ khai thác như hiện nay đang tạo nên độ rỗng rất lớn dưới lòng đất. Điều này càng khiến hạ tầng lún nhanh hơn và ngày càng thấp hơn mực nước biển. Ngoài ra, mật độ xây dựng tại thành phố, nhất là tại những vùng trũng diễn ra nhanh nhưng chưa được đánh giá đầy đủ những tác hại đến chất lượng môi trường, khiến tình trạng ngập nước ngày càng nặng nề hơn.

Cùng cải thiện môi trường sống

Trong tương lai gần, có thể dự báo về mức độ ngập nước tại TP.HCM?

- Như đã cảnh báo ở trên, trong vòng 100 năm tới, nhiệt độ tại TP.HCM sẽ tăng khoảng 20C - 30C. Đồng thời, mực nước biển sẽ dâng lên 1m, thành phố sẽ có ít nhất 20% diện tích đất bị ngập, chưa kể những yếu tố khác như triều cường, mưa bất thường và những tác động khác từ quá trình phát triển kinh tế. Chỉ có điều, nếu công tác chống ngập và hệ thống thoát nước được quản lý và xử lý tốt thì những thiệt hại do ngập nước sẽ giảm, thời gian ngập úng nước của thành phố cũng sẽ được rút ngắn.

Theo Giáo sư, giải pháp nào để TP.HCM có thể chủ động giảm diện tích đất ngập và ứng phó với thực trạng biến đổi khí hậu?

- Phải thấy rằng thời gian qua thành phố đang thực hiện rất tốt công tác chống ngập. Cụ thể, đã có nhiều công trình chống ngập đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả tích cực. Điển hình như công trình cải tạo hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, gia cố lại bờ bao, xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước…

Tuy nhiên, cần thiết phải thực hiện thêm một số giải pháp có tính thiết yếu khác, như: quy hoạch lại theo hướng giảm xây dựng các công trình cố định tại những khu vực trũng, có chức năng chứa và điều tiết nước cho thành phố; cấm khai thác nước ngầm. Giải pháp này vốn đang được áp dụng rất phổ biến tại nhiều nước có địa hình tương tự như nước ta; phục hồi lại những vùng trũng để tăng khả năng lưu chứa và dẫn thoát nước; gia cố bờ bao quanh thành phố và tiến tới xây dựng hệ thống bơm điều tiết nước…

Quan trọng hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu không chỉ tập trung vào những dự án có quy mô lớn do nhà nước đầu tư mà công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng tham gia hết sức quan trọng. Mỗi người hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng môi trường sống của mình theo hướng thân thiện với môi trường hơn cũng chính là đã góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo SGGP

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sắc xuân rực rỡ tại Hội báo Xuân tỉnh Bắc Ninh

    (Xây dựng) - Hòa chung không khí rộn ràng chào đón năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, sáng 21/1 tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức Khai mạc Hội báo Xuân và trao Giải báo chí về chủ đề "Xây dựng Đảng" và "Bảo vệ môi trường" năm 2024.

    21:13 | 21/01/2025
  • Đồng Tháp vươn mình phát triển

    (Xây dựng) - Ngày 20/01, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Họp mặt các cơ quan báo chí mừng Đảng – mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn đã thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh nhà trong năm qua.

    16:39 | 21/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Điều động, chỉ định Bí thư Huyện ủy Yên Lạc

    (Xây dựng) – Ngày 21/1, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

    16:36 | 21/01/2025
  • Thành phố Hồ Chí Minh bắn pháo hoa 15 điểm mừng Tết Ất Tỵ

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có công văn chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

    16:33 | 21/01/2025
  • Quảng Trị: Hội báo Xuân Ất Tỵ tô thắm sắc màu quê hương

    (Xây dựng) – Ngày 21/1, tại Trung tâm huyện Hải Lăng, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với huyện Hải Lăng tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng quê hương đổi mới”.

    16:31 | 21/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng tặng Bí thư Huyện ủy Tam Dương

    (Xây dựng) – Chiều 20/1, Chi bộ Văn phòng Huyện ủy Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Lễ trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện uỷ Tam Dương.

    16:28 | 21/01/2025
  • Kon Tum: Tổ chức bắn pháo hoa mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, UBND tỉnh Kon Tum đã thống nhất chủ trương tổ chức bắn pháo hoa tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

    16:19 | 21/01/2025
  • Thành phố Hà Tĩnh: Thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

    (Xây dựng) - UBND thành phố Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản chỉ đạo UBND các phường, xã; các phòng, ban, ngành chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, nhân lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực tài nguyên và môi trường liên quan trách nhiệm các phường, xã trong năm 2025.

    16:18 | 21/01/2025
  • Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng trao quà Tết cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Ngày 21/1, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã tổ chức thăm và tặng quà Tết cho các cán bộ, người lao động thuộc khối Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng. Tại một số Công đoàn cơ sở trực thuộc, đại diện Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã trao trực tiếp quà Tết của Công đoàn Xây dựng Việt Nam và Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

    16:12 | 21/01/2025
  • Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh cấp gần 25.000 giấy phép xây dựng

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, đã có gần 25.000 giấy phép xây dựng được cấp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Sở Xây dựng cấp 45 giấy phép xây dựng, giảm 31% so với năm 2023, với tổng diện tích sàn xây dựng gần 1 triệu m2. Số còn lại do UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức và cơ quan chức năng cấp phép xây dựng theo quy định pháp luật.

    14:15 | 21/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load