Thứ ba 10/09/2024 21:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

TPHCM không thể giãn cách, gỡ bỏ rồi lại giãn cách

20:05 | 12/10/2021

"Các chủ trương, chính sách cần dựa trên căn cứ khoa học, mang tính khả thi cao. Không thể cứ giãn cách, gỡ bỏ rồi lại giãn cách nhiều lần trên phạm vi lớn" - ông Trương Trọng Nghĩa kiến nghị.

Chiều 12/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM thực hiện buổi giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2021.

Tại hội nghị, các đại biểu thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố đã đóng góp những ý kiến, giải pháp cụ thể cho thành phố trong công tác phòng, chống dịch thời gian tới. Trong đó, hầu hết các đại biểu cùng chung ý kiến, trước mắt, thành phố cần nâng tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cùng những biện pháp, định hướng lâu dài để phục hồi, phát triển kinh tế.

Vì sao số ca mắc Covid-19 giảm?

Tại hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM, đánh giá, trong vòng một tháng qua, số ca mắc Covid-19 tại TPHCM đã giảm mạnh. Theo ông Nhân, việc giảm trên đến từ 2 nguyên nhân nổi bật.

"Nguyên nhân đầu tiên là việc giãn cách xã hội kéo dài đã phát huy hiệu quả trong ngăn chặn lây lan Covid-19. Bên cạnh đó, TPHCM có tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 cao, với hơn 98% dân số được tiêm mũi một và hơn 72% người đã được tiêm mũi 2", ông Nguyễn Thiện Nhân phân tích.

tphcm khong the gian cach go bo roi lai gian cach
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM (Ảnh: HMC).

Trong các chỉ số trên, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng, chỉ số 72% người được tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 2 là một chỉ số đặc biệt quan trọng. Ông kiến nghị, trong tháng 11, thành phố cần nâng tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 lên 90%.

"Chúng ta có đủ vaccine để đạt mục tiêu này. Khi đã bao phủ tỷ lệ vaccine Covid-19 mũi 2 lên 90%, chúng ta sẽ an tâm hơn trong thời gian tới", ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đặt vấn đề, đến nay, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể, thế nào là một thành phố, một tỉnh kiểm soát được Covid-19. Trước khi có hướng dẫn cụ thể đó, ông đề xuất, TPHCM có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

"Theo tiêu chuẩn quốc tế, trạng thái bình thường mới là một ngày không quá 5 ca nhiễm mới/100.000 dân. Lúc đó, sự lây nhiễm vẫn còn nhưng không gọi là dịch, từ con số trên, TPHCM có thể vận dụng để đánh giá toàn địa bàn và các quận, huyện", ông Nguyễn Thiện Nhân nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ thêm, hiện tại, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn lớn trong duy trì hoạt động khi người lao động bỏ về quê. Nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM kiến nghị, thành phố cùng các hiệp hội doanh nghiệp cần sớm lên danh sách các doanh nghiệp cần hỗ trợ và phương thức hỗ trợ phù hợp.

"Các biện pháp hỗ trợ có thể áp dụng như hỗ trợ về vốn, giãn tiền thuê đất. Tôi kiến nghị giãn tiền thuê đất đến tháng 6 cho các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động", ông Nguyễn Thiện Nhân góp ý.

tphcm khong the gian cach go bo roi lai gian cach
Đại biểu Quốc hội TPHCM cho rằng, chi phí xét nghiệm Covid-19 sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp (Ảnh: Nguyễn Quang).

Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng nêu ý kiến, Chính phủ cần chịu trách nhiệm trong các chi phí phòng, chống dịch bao gồm tiêm chủng vaccine Covid-19, xét nghiệm. Ông nhấn mạnh, hiện tại, với việc xét nghiệm định kỳ 3-5 ngày một lần, các doanh nghiệp với hàng nghìn, hàng vạn công nhân đang gánh phần chi phí rất nặng nề.

Ngoài ra, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM cũng lưu ý, TPHCM cần xem xét, tính toán kỹ vấn đề ngân sách. Hiện tại, mục tiêu của TPHCM là đạt mức tăng trưởng 6%, tuy nhiên theo dự kiến, tăng trưởng của TPHCM sẽ âm 5%.

"Chúng ta luôn phấn đấu hết khả năng để hoàn thành nghĩa vụ ngân sách cho Trung ương. Tuy nhiên, thành phố cần tính toán kỹ để phấn đấu đúng mức, tránh việc không đạt mục tiêu", ông Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận.

Không thể giãn cách, gỡ bỏ rồi lại giãn cách

Tại hội nghị, đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Đoàn Luật sư TPHCM, nhìn nhận, trong suốt quá trình phòng, chống dịch, thành phố đã làm được nhiều việc nhưng cũng còn những tồn tại. Trong thời gian tới, thành phố và cả nước cần xây dựng và ban hành các chiến lược để quay về trạng thái bình thường mới đối với từng ngành nghề, lĩnh vực.

"Cần có chiến lược bởi, đại dịch đã buộc toàn thế giới phải chuyển sang phương thức sống, làm việc khác với trước đây. Đây là điều bắt buộc đối với toàn cầu, được xây dựng dựa trên những tiêu chí cụ thể", luật sư Trương Trọng Nghĩa đánh giá.

tphcm khong the gian cach go bo roi lai gian cach
Các đại biểu cho rằng, TPHCM cùng cả nước cần có chiến lược chuyển sang trạng thái bình thường mới với những tiêu chí cụ thể (Ảnh minh họa: Hải Long).

Trong chiến lược ấy, việc phòng, chống dịch, tổ chức cuộc sống, hoạt động, áp dụng hoặc tháo gỡ việc giãn cách, phong tỏa cần những tầm nhìn, kế hoạch dài hạn. Ông Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh, những phần việc nói trên không thể được thực hiện chỉ dựa trên tầm nhìn ngắn hạn hay do các áp lực xã hội.

"Các chủ trương, chính sách cần dựa trên căn cứ khoa học, mang tính khả thi cao. Không thể cứ giãn cách, gỡ bỏ rồi lại giãn cách nhiều lần trên phạm vi lớn. Tình trạng trên ngoài ảnh hưởng đến đời sống người dân còn khiến mất đi tính ổn định, bền vững, giảm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhận định.

Đại biểu Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, đánh giá, đợt bùng phát dịch vừa qua đã bộc lộ nhiều vấn đề mà TPHCM cần khắc phục. Cụ thể, vị đại biểu này cho biết, qua thống kê, số bệnh nhân Covid-19 tử vong thời gian qua phần lớn là người có bệnh nền như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, béo phì.

"Vấn đề này một phần liên quan đến chế độ ăn uống, nhưng cũng một phần liên quan đến luyện tập, thể chất. Về dài hạn, thành phố cần có chính sách đột phá về giáo dục thể chất, kỹ năng cho các em học sinh", ông Vũ Hải Quân hiến kế.

tphcm khong the gian cach go bo roi lai gian cach
Ông Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM (Ảnh: HMC).

Ngoài ra, việc thực hiện giảng dạy trực tuyến tại TPHCM cũng phát sinh nhiều bất cập liên quan đến hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm. Tính hiệu quả của việc học online cũng còn là dấu hỏi lớn.

Thực trạng đó đặt ra cho thành phố yêu cầu quan tâm hơn đến việc bồi dưỡng phương pháp sư phạm cho các thầy, cô khi giảng, dạy trực tuyến. Lâu dài, thành phố cần xây dựng kịch bản xử lý khi có F0 tại trường học, tránh việc phải đóng cửa toàn bộ.

Đại biểu Vũ Hải Quân cũng kiến nghị về chính sách bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ quản lý tại cơ sở. Theo ông, tỷ lệ y, bác sĩ trên dân số tại TPHCM và cả nước còn ở mức thấp.

Ngoài ra, đội ngũ quản lý cấp cơ sở cần được bồi dưỡng kỹ năng về việc ra quyết định nhanh dựa trên thực tế và lượng dữ liệu lớn.

Theo Quang Huy/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ chỉ đạo trực tiếp chống ngập lụt tại huyện Cẩm Khê và Hạ Hoà

    (Xây dựng) - Ngày 10/9, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu và Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang cùng Đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, phòng chống lụt bão tại huyện Cẩm Khê và Hạ Hoà. Đây là hai địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề do nước lũ dâng cao, gây ngập lụt tại các xã vùng trũng, xã ven sông.

    20:17 | 10/09/2024
  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Lãnh đạo huyện kiểm tra ứng phó với lũ lụt tại 10 xã, thị trấn

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 và các thủy điện xả lũ khiến nước sông Phó Đáy và Sông Lô dâng cao, ngày 10/9, lãnh đạo huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã chia thành nhiều đoàn kiểm tra việc ứng phó với lũ lụt tại một số địa phương.

    20:16 | 10/09/2024
  • Phú Thọ: Đã xử lý các tàu, sà lan mắc kẹt dưới chân cầu Vĩnh Phú

    (Xây dựng) - Liên quan đến vụ 7 tàu chở hàng và sà lan bị mắc kẹt ở cầu Vĩnh Phú (nối Phú Thọ - Vĩnh Phúc) thuộc xã Dữu Lâu, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), sáng 10/9, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho cây cầu.

    20:13 | 10/09/2024
  • Phú Thọ: Hàng loạt địa phương trên địa bàn rơi vào cảnh cô lập vì bão lũ

    (Xây dựng) – Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có rất nhiều địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ gây ngập úng, cô lập. Ngay lập tức, lãnh đạo tỉnh phối hợp cùng chính quyền địa phương, Công an, Quân đội đưa ra các phương án xử lý để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và tài sản.

    20:09 | 10/09/2024
  • Bài 2: Tuổi trẻ miền Nam với công trình thủy điện Trị An

    (Xây dựng) - Để xây dựng thủy điện Trị An, lực lượng công nhân, thanh niên xung phong của tỉnh Đồng Nai và nhiều tỉnh, thành đã đào lấp khối lượng đất đá “khủng” khoảng 23 triệu m3, dùng 73.000 tấn kết cấu sắt thép, thiết bị, 580.000 tấn bê tông và thời điểm đó phải sử dụng rất nhiều sức người.

    20:04 | 10/09/2024
  • Green i-Park: Tích cực hỗ trợ một số địa phương khắc phục sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngay sau cơn bão số 3, Ban Quản lý dự án Noong Luông Retreat - Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hòa Bình (Đơn vị thuộc Tập đoàn Green i-Park) đã huy động thiết bị, nhân lực hỗ trợ chính quyền địa phương và người dân xã Thành Sơn, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình thu dọn, khơi rãnh thoát nước gần 20 điểm sạt lở, giúp giải tỏa giao thông bị cô lập nhiều giờ. Đây là xã miền núi, địa bàn trải rộng và địa thế phức tạp, các điểm sạt lở xa nhất cách nhau hơn 10km.

    19:44 | 10/09/2024
  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Di dời 207 hộ gia đình ra khỏi vùng nguy hiểm

    (Xây dựng) – Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tính đến sáng 10/9, trên địa bàn huyện Lập Thạch ước thiệt hại khoảng 11.502 triệu đồng. Huyện đã di dời 207 nhà bị ngập và có nguy cơ ngập đến nơi an toàn; 2.152 cây bóng mát, cây xanh đô thị bị đổ, gãy…

    19:28 | 10/09/2024
  • Nam Định: Triển khai giải pháp ứng phó với tình trạng ngập, úng do mưa lớn kéo dài

    (Xây dựng) - Mặc dù bão số 3 đã đi qua nhưng tình hình diễn biến thời tiết vẫn còn rất bất thường, mưa lớn kéo dài và lũ trên các sông dâng cao… Do đó, UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống ngập, úng…; vận hành tốt phương án phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng của nhân dân.

    19:27 | 10/09/2024
  • Bắc Ninh: Xử lý trường hợp thông tin sai sự thật về bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 10/9, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Bắc Ninh) phối hợp với Công an huyện Gia Bình đã phát hiện và xử lý một trường hợp đăng tải thông tin sai lệch về tình hình mưa bão, gây hoang mang trong dư luận.

    19:24 | 10/09/2024
  • Hai hồ thủy điện lớn nhất miền Bắc đóng cửa xả đáy để đảm bảo an toàn hạ du

    (Xây dựng) - Để giảm áp lực lũ cho khu vực hạ lưu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện số 6722/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 10/9/2024 về việc đóng một cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và đóng tiếp một cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.

    19:22 | 10/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load