Thứ bảy 21/09/2024 01:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

TP.HCM cần hơn 83.000 tỷ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

20:44 | 25/10/2019

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất 12 dự án hạ tầng giao thông vận tải sử dụng vốn ngân sách Trung ương với dự kiến nhu cầu vốn khoảng 45.161 tỷ đồng.


Các phương tiện lưu thông ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: TTXVN)

Trong giai đoạn 2021-2025, Thành phố Hồ Chí Minh cần 83.061 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn thành phố.

Đây là số vốn mà Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải nhằm phối hợp xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất 12 dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương với dự kiến nhu cầu vốn khoảng 45.161 tỷ đồng; trong đó gồm 4 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 5.536 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn ODA cấp phát từ ngân sách trung ương do địa phương quản lý.

Đó là dự án Cải thiện môi trường nước thành phố, lưu vực kênh Tàu Hũ-Bến Nghé, kênh Đôi, kênh Tẻ, giai đoạn 2; dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án Phát triển giao thông xanh Thành phố Hồ Chí Minh (SECO); Dự án giao thông đô thị bền vững cho tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh và Dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, tuyến Bến Thành-Tham Lương.

Cùng với đó, có 8 dự án với tổng số vốn là 39.625 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương do Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Đó là cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành; Đường vành đai 3 với 4 dự án thành phần (Dự án thành phần 2A từ cao tốc Bến Lức-Long Thành đến Tỉnh lộ 25B, Dự án thành phần 2B từ núi giao Lê Văn Việt đến điểm nối vào đường Mỹ Phước-Tân Vạn (Bình Dương), đoạn Bình Chuẩn-Quốc lộ 22, đoạn Quốc lộ 22-Bến Lức); hai nút giao trên tuyến nối Tân Tạo-Chợ Đệm; dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 3) và Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến danh mục nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố và đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư) có tính chất liên vùng hoặc kết nối với các tỉnh lân cận.

Danh mục này có 9 dự án với tổng nhu cầu vốn 37.900 tỷ đồng, trong đó có dự án xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài với chiều dài 53,5km, quy mô 4 làn xe; dự án đường song song Quốc lộ 50 (kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Long An) với tổng chiều dài 6,8km, quy mô 6 làn xe.

Bên cạnh đó là các dự án xây dựng đường nối từ cầu Phú Hữu trên đường vành đai phía Đông đến Xa lộ Hà Nội, bao gồm nút giao thông Bình Thái, với chiều dài 3,82km, quy mô 6 làn xe; dự án xây dựng đường nối từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng.

Dự án xây dựng đường nối từ nút giao An Lập (Quốc lộ 1) đến đường Nguyễn Văn Linh; dự án cải tạo mở rộng đoạn quốc lộ 1 (từ nút giao Tân Kiên đến ranh tỉnh Long An); mở rộng Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Nguyễn Văn Bứa); nâng cấp Quốc lộ 50, đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh và dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (đoạn từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu)./.

Theo A.Tuấn (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Nơi mái nhà xưa hòa quyện cùng hơi thở hiện đại

    (Xây dựng) - Là một quán cafe nằm tại Đông Anh, Thành phố Hà Nội - nơi có tốc độ đô thị hóa cao, Ngói space nổi bật giữa những công trình bê tông, vách kính và mái tôn ngột ngạt.

  • Yên Bái: Tặng quà hỗ trợ gia đình thân nhân liệt sỹ bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Đoàn công tác của Trung ương Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (Trung ương Hội) do Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 05 gia đình thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

  • Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng khắc phục hậu quả bão lũ

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện lãnh đạo cơ quan, hội viên trực thuộc Hội đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 gây ra tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Bình Dương: Xử lý rác để phát triển “sản phẩm xanh”

    (Xây dựng) - Được biết đến là tỉnh phát triển công nghiệp, ngay từ những ngày đầu tái lập Bình Dương luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ không chỉ cung cấp nguồn nước sạch, mà còn xử lý nước thải, chất thải, tái tạo năng lượng và tái chế rác tạo sản phẩm thân thiện môi trường.

  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Xu hướng mới về ứng dụng yếu tố xanh bền vững trong xây dựng công trình

    (Xây dựng) - Không dừng lại ở câu chuyện sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giải pháp tiết kiệm điện năng, các công trình còn góp phần định hình sức mạnh của một đô thị, một quốc gia. Bằng những cách kiến giải độc đáo về khái niệm “xanh bền vững” và những sáng tạo trong kiến trúc, Văn Phú - Invest không chỉ tạo ra giải pháp ứng phó linh hoạt với những diễn biến phức tạp của khí hậu mà còn hàn gắn những “đứt gãy” trong cộng đồng và xoa dịu căng thẳng cho những thế hệ nhiều áp lực.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load