Chùa Tam Chúc đang được xây dựng ở Ba Sao (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) - mảnh đất sơn thuỷ hữu tình được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn". Quần thể chùa có quy mô đặc biệt rộng lớn, sẽ là nơi diễn ra đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak vào tháng 5/2019.
Quần thể chùa Tam Chúc đang được xây dựng trên mảnh đất thuộc huyện Kim Bảng (Hà Nam), nơi có cảnh quan sơn thuỷ hữu tình, được ví như "Vịnh Hà Long trên cạn".
Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, là một trong vài quần thể chùa lớn nhất ở Việt Nam.
Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc có Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan...
Dấu tích chùa Tam Chúc có niên đại đã trên 1.000 năm, sau đó được xây dựng lại với quy mô cực lớn.
Tham gia thi công công trình chùa đặc biệt này có những người thợ có nhiều thợ đến từ Ấn Độ.
Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², đủ chỗ cho 5.000 Phật tử cùng hành lễ.
Theo truyền thuyết được nhân dân kể lại, ngày xưa có 7 vì sao sáng sa xuống vùng Tam Chúc chính là 7 nàng tiên của nhà trời xuống trần thế ngao du. Khi thấy cảnhTam Chúc “sơn thủy, hữu tình”, “tả thanh long, hữu bạch hổ” thì các nàng tiên quên đường về. Nhà trời đã sáu lần mang binh khí (chuông) xuống để gọi các nàng về nhưng lần nào cũng vô ích.
Sự tích “Tiền lục nhạc - Hậu thất tinh” bắt nguồn từ đó. Tiền lục nhạc nghĩa là mặt trước có 6 quả núi giữa lòng hồ được ví là 6 quả chuông của nhà trời. Hậu thất tinh có nghĩa là phía sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về ban đêm. Ngày nay, vào những đêm trăng rằm, ánh sáng lung linh từ trên đỉnh núi rọi xuống làm bừng sáng cả một vùng trời Tam Chúc rộng lớn.
Dự tính, quần thể chùa sẽ được hoàn thành vào năm 2048. Như vậy, thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 50 năm.
Đặc biệt, sắp tới Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019. Đây cũng là thời điểm chùa hoàn thành giai đoạn 1 để kịp phục vụ sự kiện.
Theo Toàn Vũ/Dantri.com.vn