Dù có diện tích mặt nước rộng lớn vào khoảng 500ha, Hồ Tây vẫn lọt thỏm giữa trùng điệp nhà phố, chung cư cao tầng và thiếu vắng bóng cây xanh.
Toàn cảnh Hồ Tây bị dày đặc nhà cao tầng vây quanh (Video: Hữu Nghị).
Nằm ở phía tây bắc của Hà Nội, Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất với chu vi một vòng hồ khoảng 15km. Nhìn tổng thể, hồ có hình dáng dạng bán nguyệt, giữa có một phần đất nhô ra là bán đảo Quảng An.
Hồ Tây là một thắng cảnh đẹp, mang trong lòng bề dày lịch sử, truyền thuyết và rất nhiều tên gọi: Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ.
Bao quát từ trên cao, phần lớn không gian xung quanh đều là sự hiện diện của nhà phố, chung cư cao tầng, thiếu vắng màu xanh cây lá.
Toàn cảnh bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ), phía xa là sông Hồng uốn lượn.
Trước đây ven hồ có nhiều đầm sen rộng lớn, hoa đẹp, thơm nổi tiếng đất Hà Thành, ngày nay đang mất dần. Một đầm sen lớn nhường chỗ để xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây. Một đầm sen khác trở thành khu vui chơi giải trí đa chức năng.
Nhìn về hướng tây là con đường Trích Sài ven hồ, các tòa cao tầng phía xa thuộc quận Cầu Giấy, Từ Liêm.
Dân cư Hà Nội ngày càng đông đúc, khu vực các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La và Phú Thượng xưa là làng ven đô đã đổi thay theo chiều hướng hiện đại, phố xá dày đặc.
Toàn cảnh Hồ Tây nhìn từ đường Võ Chí Công.
Đường Âu Cơ chính là con đê ngăn giữa sông Hồng và Hồ Tây.
Toàn cảnh phía Bắc Hồ Tây, bên trái có sông Hồng (quận Tây Hồ).
Bán đảo Quảng An, nơi đây dự kiến sẽ xây nhà hát khoảng 1.600 chỗ ngồi trên diện tích 13.000m2.
Hình ảnh các tòa nhà tại vị trí thuộc bán đảo Quảng An.
Phố Nhật Chiêu nhìn từ Công viên nước Hồ Tây.
Không gian phía tây nam Hồ Tây.
Nhìn hướng tây bắc thuộc quận Tây Hồ.
Toàn cảnh Công viên nước Hồ Tây và phía trước là phần mặt hồ đã trở nên thoáng đãng hơn sau khi dẹp bỏ các nhà hàng nổi trên mặt nước gây ô nhiễm.
Theo Hữu Nghị /Dantri.com.vn