Thứ sáu 26/04/2024 04:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tình hình kinh doanh sụt giảm khiến cổ phiếu MASCO bị đưa vào diện cảnh báo

10:56 | 13/07/2022

(Xây dựng) - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa có công bố quyết định duy trì diện bị cảnh báo đối với cổ phiếu MAS của Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO). Theo đó, hai năm liên tiếp thua lỗ, lợi nhuận sau thuế năm 2020 và 2021 của đơn vị này là số âm. Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng trước đây là doanh nghiệp Nhà nước, được cổ phần hóa năm 2006 với vốn điều lệ công ty gần 42,7 tỷ đồng.

tinh hinh kinh doanh sut giam khien co phieu masco bi dua vao dien canh bao

Theo báo cáo tài chính năm 2021, tổng doanh thu của MASCO chỉ đạt 51,89 tỷ đồng, tương ứng đạt 57,9% kế hoạch và giảm 49,3% so với 2020. Doanh thu cung ứng suất ăn, đồ uống và các dịch vụ tiện ích cho các hãng hàng không đạt 16,7 tỷ đồng. Doanh thu kinh doanh taxi và hoạt động thương mại dịch vụ khác không đáng kể chỉ đạt 4,54 tỷ đồng. Thu nhập từ các hoạt động khác là 6,76 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thu nhập ròng từ hoạt động bán đấu giá thanh lý xe taxi là 6,39 tỷ đồng. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 công ty thua lỗ 14,83 tỷ đồng, trong đó lỗ thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 19,7 tỷ đồng.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, tổng số lỗ của 2 năm 2020 và 2021 là 25,92 tỷ đồng, lỗ lũy kế đến cuối năm 2021 là 15,82 tỷ đồng. Tình hình tài chính của công ty đã ở trạng thái rủi ro cao, khả năng thanh khoản ngắn hạn giảm xuống mức rất thấp, nguồn tài trợ tài sản dài hạn thiếu hụt 21,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Đống, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng đã có văn bản giải trình đến Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hà Nội. Theo văn bản giải trình, Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực liên quan đến ngành Hàng không, du lịch, dịch vụ như cung ứng suất ăn máy bay cho các hãng hàng không trong và ngoài nước, dịch vụ taxi, bán hàng thương mại tại các sân bay miền Trung, đào tạo nghề lái xe ôtô, môtô… Các lĩnh vực này chịu tác động trực tiếp và nặng nề của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua. Các hoạt động đi lại của người dân bị hạn chế đã tác động đến các lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Vì vậy, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2021 bị suy giảm nghiêm trọng do các chuyến bay thương mại quốc tế không có, các chuyến bay nội địa bị cắt giảm, tần suất thấp, lượng khách ít… Dịch vụ cung ứng suất ăn cho hành khách là lĩnh vực mang lại doanh thu chính cho công ty, chiếm tỷ trọng 65% bị dừng hoạt động, chỉ phục vụ công tác phòng chống dịch.

Với tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và chính sách mở cửa, phục hồi du lịch của Việt Nam cũng như tại nhiều các quốc gia khác, từ quý II/2022, MASCO đã thực hiện chính sách tái cơ cấu toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm khắc phục tình trạng thua lỗ. Tập trung nâng cao hơn hiệu quả các lĩnh vực đang có lãi, kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực hiệu quả thấp và phát triển thêm các mảng kinh doanh ngoài ngành Hàng không để tận dụng năng lực cơ sở hạ tầng hiện có, tăng doanh thu.

Nguyễn Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load