Ngày 28/8, tại Hà Nội, Hội Kết cấu và Công nghệ xây dựng Việt Nam (VASECT) và Hội các Kỹ sư Xây dựng Nhật Bản (JSCE) đã phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về Kết cấu hạ tầng với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực xây dựng, kết cấu hạ tầng của Việt Nam và Nhật Bản. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tham dự hội thảo.
Các chuyên gia về lĩnh vực kết cấu hạ tầng của Việt Nam và Nhật Bản trao đổi với nhau bên lề hội thảo.
Nhật Bản, một nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ thiên tai, nhất là động đất, nên việc xây dựng hạ tầng đảm bảo chất lượng và ổn định giữ vai trò hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều năm nay, Nhật Bản luôn coi trọng đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển và áp dụng nhưng công nghệ hiện đại vào xây dựng hạ tầng và đã đạt được những thành tựu to lớn, trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ xây dựng đường cao tốc, đường sắt cao tốc.
Bên cạnh đó, công tác quản lý hạ tầng của Nhật Bản cũng được coi là hình mẫu cho nhiểu nước trên thế giới học tập. Mới đây, đất nước này vừa đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc Shin Tomeidài 162km, nối Nagoia và Osaka. Đây là tuyến đường áp dụng những phương tiện, công nghệ tiên tiến nhất thế giới, chạy qua nhiều vùng đồi núi, với số lượng hầm xuyên núi chiếm 27/% toàn tuyến (Shin Tomei, nghĩa tiếng Việt là “đường hầm”).
Tại hội thảo, ông Hidesugu Mochizuki - Trưởng phòng Môi trường và Kỹ thuật công trình Cty TNHH Cao tốc Trung Nhật Bản đã giới thiệu những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới hiện nay trong lĩnh vực xây dựng đường cao tốc như: Sử dụng phương tiện hạng nặng để cải tạo độ dày lớp hoàn thiện từ 30cm lên 60cm, sử dụng GPS trong kiểm soát chất lượng để tối ưu hóa công suất của máy móc xây dựng, trải mặt đường tự động bằng công nghệ thông tin để đảm bảo chất lượng, hiệu quả ở mức cao nhất…
Những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong xây dựng đường sắt cao tốc hay công nghệ tiên tiến trong xử lý nền đất yếu… cũng được các chuyên gia xây dựng hàng đầu của JSCE trình bày cụ thể, thuyết phục. Hiện nay, một trong những công nghệ hiện đại trong xây dựng kết cấu hạ tầng của Nhật Bản là neo đất (một thiết bị được lắp đặt để truyền lực kéo vào nền móng thích hợp) đã bước đầu làm quen với thị trường xây dựng hạ tầng ở Việt Nam.
Đánh giá về công nghệ này, GS.TS Vũ Đình Phụng (Trường Đại học Xây dựng) cho biết, neo đất là một công nghệ hữu hiệu gia cường chống sụt, trượt trong các công trình xây dựng. Đặc biệt là đối với các công trình cầu, đường, hầm. Nhiều khả năng, trong khoảng 15 - 20 năm tới, công nghệ này sẽ được sử dụng phổ biến trong xây dựng hạ tầng các thành phố lớn của như Hà Nội, TP.HCM…
Tại hội thảo, vấn đề triển khai thí điểm cơ chế PPP (hợp tác công – tư) đối với các dự án kết cấu hạ tầng cũng được bà Vũ Quỳnh Lê - Chánh văn phòng PPP Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ KH&ĐT) trình bày. Theo đó, chính sách PPP không chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước mà còn dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, với những yêu cầu về năng lực đầu tư và năng lực của nhà thầu. Thị trường, nhu cầu về vốn của Việt Nam hiện nay chưa thể đáp ứng được. Nên giải pháp PPP không chỉ trông đợi vào các nhà đầu tư trong nước.
Hội Kỹ sư Xây dựng Nhật Bản (JSCE) hiện naycó khoảng 35 nghìn thành viên. Trong đó 950 thành viên là các DN. Nhiều thành viên của Hội không chỉ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà còn là những nhà lãnh đạo, bộ, viện nghiên cứu và trường đại học của Nhật Bản. TSTakehiko Ono-Chủ tịch JSCE bày tỏ mong muốn được thường xuyên trao đổi, truyền đạt những kinh nghiệm và kỹ thuật hiện đại nhất về xây dựng đường cao tốc của Nhật Bản cho Việt Nam. Ông cho biết thêm rằng: “JSCEđã tổ chức 4 hội thảo ở Việt Nam, 3 hội thảo ở Nhật Bảnvề lĩnh vực xây dựng hạ tầng. Chúng tôi hi vọng rằng 2 bên sẽ tổ chức thêm nhiều hội thảo tương tự như thế này trong tương lai”.
Hội thảo là cơ hội tốt để các chuyên gia xây dựng Việt Nam tìm hiểu về kinh nghiệm, kỹ thuật,công nghệ cao về phát triển kết cấu hạ tầng của Nhật Bản. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới 40 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam -Nhật Bản vào năm 2013.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: “Hiện nay, hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như, mạng đường giao thông ở nhiều địa phương vẫn chưa được kết nối đồng bộ với hệ thống các quốc lộ... Bộ Xây dựng đã và đang rất quan tâm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nâng caotrình độ xây dựng kết cấu hạ tầng. Vì trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng cũng là một phương diện thể hiện trình độ phát triển của một quốc gia.
Trần Đình Hà
Theo baoxaydung.com.vn