Chủ nhật 15/09/2024 16:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Tiêu chuẩn nghề của Đức sẽ được áp dụng tại Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2

11:32 | 10/12/2016

(Xây dựng) – Ngày 9/12 tại Đồng Nai, Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 (Bộ Xây dựng) và Tổ chức GIZ đã tổ chức được Hội thảo “Tư vấn chương trình đào tạo phối hợp Kỹ thuật viên Cắt gọt kim loại CNC và Kỹ thuật viên Cơ điện tử”, tiêu chuẩn nghề theo tiêu chuẩn tương đương của Đức. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Cơ khí Việt Nam và GIZ (Hợp tác kỹ thuật Đức tại Việt Nam).


Quang cảnh hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, NGƯT, TS Lê Văn Hiền, Chủ tịch Hội đồng trường nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, việc phát triển ngành cơ khí của Việt Nam đang gặp nhiều thách thức khi các hầu hết dự án công nghiệp lớn nước ngoài trúng thầu. Trong bối cảnh đó, để ngành cơ khí có cơ hội phát triển, cạnh tranh trên thị trường khu vực, quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cơ khí cần phải nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Để làm được việc này, ngành cơ khí Việt Nam rất cần Chính sách Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn đầu tư và ưu đãi, đặc biệt là cần đội ngũ kỹ sư giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ thợ lành nghề mới đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường.

Vì vậy, Chính phủ CHLB Đức thông qua Hợp tác phát triển Việt – Đức thực hiện “Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam”. Chương trình này được thực hiện bởi Tổ Chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Ngân hàng Tái thiết Dức (KFW) - Hợp tác tài chính trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Việc Trường Cao đẳng nghề LILAMA2 và Tổ chức GIZ phối hợp tổ chức Hội thảo với mục tiêu thảo luận và thống nhất chương trình đào tạo của Đức để các cấp liên quan phê duyệt và triển khai thí điểm xây dựng tiêu chuẩn đào tạo nghề theo tính tương đương tiêu chuẩn Đức để áp dụng giảng dạy tại LILAMA2, trên cơ sở khảo sát, đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí là quan trọng và cần thiết cho việc đào tạo phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp cơ khí.


Đại diện Lãnh sự Đức tại TP.HCM và khách tham quan xưởng thực hành của LILAMA 2 ngày 15/11.

Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 được Chính phủ lựa chọn để đầu tư xây dựng thành Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao đầu tiên ở Việt Nam do Đức và Pháp tài trợ bằng nguồn vốn ODA từ năm 2014. Đến nay, dự án đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị đào tạo. Trong 3 năm qua, GIZ đã hỗ trợ LILAMA 2 đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và sư phạm nghề cho đội ngũ giáo viên của trường tại Việt Nam, cũng như tại Đức… Đây là một phần quan trọng của dự án là nên GIZ đã triển khai xây dựng và áp dụng 4 chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu thị trường lao động Việt Nam, Khu vực theo tiêu chuẩn Đức cho các nghề: Cơ khí xây dựng, Cắt gọt kim loại, Cơ điện tử và Điện tử công nghiệp. Bốn chương trình đào tạo phối hợp này được xây dựng dựa trên bốn bộ tiêu chuẩn nghề đã được Phòng Thương mại Postdam và Phòng Thương mại Erfurt thừa nhận tương đương tiêu chuẩn Đức.


Th.s Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng LILAMA 2 (thứ 2 từ phải sang) giới thiệu với các khách tham quan về trang thiết bị hiện đại của nhà trường.

Nhằm đạt được mục tiêu, LILAMA 2 đã phối hợp chặt chẽ với các Cty và doanh nghiệp FDI, các hiệp hội chuyên ngành, phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), đặc biệt là sự hợp tác, giúp đỡ của CHLB Đức trong quá trình xây dựng, lấy ý kiến đóng góp và hoàn thiện tiêu chuẩn cho các nghề: Kỹ thuật viên cắt gọt kim loại và Kỹ thuật viên cơ điện tử đã nhận được sự nhất trí cao của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các tỉnh, thành như: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM và Hà Nội; đặc biệt là đánh giá, công nhận tính tương đương tiêu chuẩn Đức của Postdam và Erfurt.


Học viên LILAMA 2 học thực hành trên trang thiết bị hiện đại của Đức tài trợ.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 Nguyễn Khánh Cường cho hay: Theo hình thức đào tạo phối hợp, phần thực hành sẽ được đào tạo chủ yếu tại các xưởng lắp ráp, chế tạo và dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp theo phương pháp đào tạo tại nơi làm việc. Phần lý thuyết được đào tạo tại trường LILAMA 2, đồng thời với “chức năng kép”, LILAMA 2 sẽ triển khai triển khai đào tạo một phần kỹ năng thực hành nghề tại xưởng thực hành hiện đại được trang bị máy móc, thiết bị với công nghệ tiên tiến nhất tại LILAMA 2.

 

Phương Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

  • Nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh

    Ở các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, sau khi bão đi qua, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đã huy động nhân lực khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cán bộ, công nhân được yêu cầu trở lại làm việc, sản xuất, bảo đảm tiến độ, kế hoạch cung ứng hàng hóa cho thị trường, bàn giao sản phẩm đã ký kết đối tác từ đầu năm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load