Thứ sáu 04/10/2024 02:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thừa Thiên-Huế: Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô hút đầu tư nhờ hạ tầng

14:39 | 12/07/2019

Nhờ tích cực đầu tư hạ tầng, từ đầu năm đến nay, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô thu hút thêm 4 dự án quy mô lớn với tổng vốn đăng ký trên 15.000 tỷ đồng.


Một góc vịnh Lăng Cô. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Trong tháng 7/2019, Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) tiếp tục đưa các dự án thoát nước, xử lý nước thải khu công nghiệp và khu phi thuế quan vào sử dụng.

Đồng thời, tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây và dự án đường giao thông phía Đông đầm Lập An. Hạ tầng đang từng bước hoàn thiện để thu hút đầu tư.

Cảng Chân Mây do Công ty cổ phần Cảng Chân Mây làm chủ đầu tư thi công đến nay đạt 80% khối lượng dự án cầu cảng Bến số 2 với tổng vốn 849 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cầu cảng vào tháng 10/2019.

Cùng đó, dự án Bến số 3-cảng Chân Mây do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hào Hưng Huế đầu tư với tổng vốn đăng ký 846 tỷ đồng đã thi công hoàn thành hạng mục kè bờ, đóng cọc; phần thi công cầu cảng, nạo vét khu nước, luồng, san lấp mặt bằng đạt khoảng 35% khối lượng; dự kiến công trình hoàn thành, đưa vào hoạt động trong quý 4/2019.

Ngoài ra. dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây của Công ty CP Đầu tư Sài Gòn-Huế với vốn đầu tư đăng ký 2.583 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất khoảng 657ha cũng đã hoàn thành giải phóng mặt bằng; đầu tư một số tuyến đường giao thông, san nền, hạ tầng kỹ thuật diện tích khoảng 80ha.

Hiện Thừa Thiên-Huế đang tiếp tục kêu gọi đầu tư khu phi thuế quan, hạ tầng cảng và dịch vụ cảng Chân Mây.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết trong quy hoạch, đến năm 2020 cảng Chân Mây có 6 bến hàng tổng hợp với chiều dài 1.680m.

Năm 2020, tỉnh sẽ hoàn thành dự án đê chắn sóng, đảm bảo cho các bến cảng khai thác ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các bến container và đảm bảo an toàn cho tàu container cập bến.

Đến năm 2030, cảng Chân Mây có 8 bến hàng tổng hợp với chiều dài là 2.280m; 1 bến chuyên dùng xăng dầu với chiều dài 240m; bến chuyên dùng du lịch cho tàu khách 100.000 GT (dung tích tàu) cập bến.

Sau khi nâng cấp, hiện cảng Chân Mây đã có bến tàu với chiều dài 420 m, độ sâu trước bến 12,5m đủ khả năng đón tàu có trọng tải 30.000DWT và tàu du lịch quốc tế cỡ lớn với hơn 3.000-4.000 khách.

Cảng Chân Mây còn là cửa ngõ hướng ra biển Đông gần nhất, thuận lợi nhất đối với các vùng miền khu vực Hành lang kinh tế Đông Tây (là nơi kết nối miền Trung Việt Nam với Trung Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar).

Đây là cảng chính giữa con đường biển kết nối Singapore, Philippines và Hong Kong (Trung Quốc).

Nhờ tích cực đầu tư hạ tầng, từ đầu năm 2019 đến nay, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô thu hút thêm 4 dự án quy mô lớn với tổng vốn đăng ký trên 15.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ngày 28/5, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng Nhà máy chế xuất Bilion Max Việt Nam tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (huyện Phú Lộc).

Nhà máy có tổng vốn đầu tư 15 triệu USD (tương đương 348 tỷ đồng Việt Nam) nằm trong Khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô.

Đây là dự án đầu tư của Tập đoàn Winson và hợp tác của Tập đoàn Mattel - Mỹ, chuyên phân phối sản phẩm đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em trên toàn cầu.

Cùng với đó còn có các dự án lớn khác đầu tư vào khu kinh tế như Khu du lịch Lăng Cô-Đầm Lập An, diện tích xây dựng 126ha, vốn đăng ký 8.000 tỷ đồng; Khu du lịch Bãi Cả với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng; Chợ Lăng Cô với tổng vốn đăng ký 85 tỷ đồng; Khu Liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors với vốn đầu tư 3.330 tỷ đồng có diện tích thuê đất khoảng 160ha với mục tiêu lắp ráp các loại xe ôtô khách (bus) đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 trở lên với công suất 16.000 xe các loại.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng, hỗ trợ tốt nhất để thu hút các dự án đầu tư tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô; đồng thời làm tốt việc tăng cường mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa tỉnh với các nhà đầu tư trong và ngoài nước - ông Thọ khẳng định.

Đến nay, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô thu hút được 43 dự án đầu tư (còn hiệu lực cấp phép) với tổng vốn 75.743 tỷ đồng; trong đó, có 20 dự án hoàn thành đi vào hoạt động (chiếm tỷ lệ 46,5% tổng số dự án) với tổng vốn đầu tư 46.647 tỷ đồng, 19 dự án đang triển khai (chiếm tỷ lệ 44,2% tổng số dự án) với tổng vốn đầu tư 21.916 tỷ đồng./.

Theo Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Lùi thời điểm mở hồ sơ tài chính gói thầu hơn 11.400 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

    (Xây dựng) - Theo lịch trình, 9h ngày 27/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ tiến hành mở hồ sơ đề xuất tài chính Gói thầu 4.8. Tuy nhiên, sau 2 tiếng chờ đợi, ACV đã có văn bản thông báo lùi thời điểm này cho tới ngày 3/10 với lý do “để có thời gian cho chủ đầu tư và bên mời thầu xem xét, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu”.

  • Hà Nội: Tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm đạt trên 376 nghìn tỷ đồng

    (Xây dựng) – Chiều 3/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý III/2024. Theo đó, 9 tháng đầu năm, Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về hầu hết các lĩnh vực, trong đó tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 376.430 tỷ đồng, đạt 92,1% theo dự toán.

  • Thêm doanh nghiệp FDI chuẩn bị đầu tư vào Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Tính đến thời điểm tháng 9/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Quảng Ninh năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm mà tỉnh Quảng Ninh đề ra là tập trung thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm hoàn thành mục tiêu thu hút ít nhất 3 tỷ USD vốn FDI vào địa bàn tỉnh trong năm nay.

  • Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách

    (Xây dựng) - Ngày 3/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 449/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

  • Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm đạt 578,47 tỷ USD

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 39,91 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 41,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

  • Khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Chủ đề của sự kiện năm nay là “Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load