Thứ bảy 05/10/2024 22:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Thu nhập 20 triệu/tháng, vợ chồng trẻ mua nhà tiền tỷ không nợ 1 xu

08:37 | 18/07/2019

Thu nhập của vợ chồng tôi chỉ được khoảng 20 triệu đồng/tháng. Nhưng sau 5 năm chúng tôi đã thoát kiếp đi ở trọ, mua được nhà tiền tỷ mà không phải vay nợ dù chỉ là 1 xu.

Đến nay, sau khi dọn về ổn định tại căn nhà chung cư rộng 60 mét vuông tôi mới dám chia sẻ về kế hoạch mua nhà của vợ chồng tôi để mọi người có thể tham khảo và cũng là để các cặp vợ chồng trẻ khác có thêm động lực mua nhà dù thu nhập không cao.

Thật ra, mua nhà vay nợ ngân hàng hay vay mượn tiền họ hàng là chuyện bình thường, nhưng với vợ chồng tôi thì khác, cực kỳ sợ gánh nặng nợ nần. Bởi thời còn đi học đại học, nhà nghèo, bố mẹ tôi phải vay ngân hàng theo chương trình cho sinh viên vay ưu đãi. Khi ra trường tôi phải làm việc khá chăm chỉ, ăn tiêu chắt bóp từng đồng mãi mới trả hết được khoản nợ ăn học thời sinh viên của mình.

Năm 25 tuổi, sau khi trả nợ xong tôi kết hôn, chồng tôi bằng tuổi. Kinh tế của cả gia đình bố mẹ đẻ và gia đình chồng đều khó khăn nên sau khi cưới, chúng tôi xác định thuê trọ vài năm để tiết kiệm tiền mua nhà ở Hà Nội.

Vợ chồng tôi đều là dân văn phòng, tổng thu nhập khi mới cưới được khoảng 20 triệu đồng/tháng.


Nhiều gia đình vẫn mua được nhà ở Hà Nội dù thu nhập thấp (ảnh minh hoạ)

Có lẽ, với nhiều cặp vợ chồng khác, thu nhập 20 triệu đồng mà phải thuê trọ, chi tiêu sinh hoạt ở Hà Nội thì tiền dư ra chẳng còn được mấy đồng. Vợ chồng tôi hồi mới cưới cũng gặp tình trạng tương tự. Song, thay bằng cách cố chắt bóp chi tiêu từng đồng một, chúng tôi vạch ra kế hoạch để tiết kiệm tiền mua nhà nhanh hơn mà cuộc sống không bị quá gò bó.

Hồi đó, vợ chồng tôi thuê một phòng trong căn nhà 5 tầng với giá gần 2 triệu đồng/tháng. Ở được 2 tháng chúng tôi phát hiện ra chủ nhà cho thuê không phải chủ nhà gốc, mà cũng là người thuê lại (kiểu kinh doanh nhà trọ).

Tôi bàn với chồng tôi hay cũng làm cách tương tự như vậy, đi thuê cả căn nhà rồi cho thuê lại, tiền chênh lệch thu được bù đắp vào chi phí sinh hoạt hàng tháng, nhờ đó khoản thu nhập 20 triệu đồng/tháng sẽ dành để tiết kiệm.

Sau một tuần khảo sát nhà và giá nhà, vợ chồng tôi chọn thuê căn hộ 4 tầng gồm 6 phòng ngủ có điều hoà, giường và tủ (phòng rộng 13-15 m2), tầng 1 là phòng khách và bếp. Sân thượng để phơi quần áo rộng và thoáng. Giá thuê cả căn hộ là 9 triệu đồng. Mức giá này tôi thấy khá ổn dù căn nhà ở trong ngõ và ô tô không vào được.

Để thuê toàn bộ căn nhà, tôi phải ký hợp đồng đặt cọc 1 tháng tiền nhà, nộp tiền thuê nhà 6 tháng một lần vào đầu kỳ. Cũng may, lúc cưới vợ chồng tôi có dư ra mấy chục triệu tiền mừng cưới nên sẵn đó đầu tư luôn vào khoản kinh doanh nhà trọ này.

Hợp đồng thuê nhà xong xuôi, vợ chồng tôi dọn vào ở 1 phòng trên tầng 2, 5 phòng còn lại chúng tôi rao cho thuê với giá 2 triệu đồng/phòng nhỏ, 2,2 triệu đồng/phòng lớn. Điện tính 4.000 đồng/kWh, nước 70.000 đồng/người. Chúng tôi ưu tiên người đã đi làm và mỗi phòng cho ở tối đa 3 người.

Mất một tháng đầu tiên khách chưa vào ở kín, vợ chồng tôi phải bù tiền thuê nhà, sang tháng thứ 2 khách thuê hết 5 phòng, vợ chồng tôi bắt đầu có lãi từ khoản nhà trọ này. Hàng tháng, sau khi thu hết tiền trọ, tiền điện, tiền nước và trừ đi khoản phải chi ra, vợ chồng tôi dư ra tầm 3-3,5 triệu đồng (lời từ tiền nhà trọ, tiền chênh giá điện và nước). Ngoài ra, vợ chồng tôi coi như không mất tiền thuê nhà phòng mình ở.

Số tiền kiếm được từ cho thuê nhà trọ vừa đủ chúng tôi dùng để chi tiêu sinh hoạt hàng tháng. Sân thượng khá rộng tôi tận dụng để trồng rau cho gia đình ăn, thậm chí dư thừa còn chia cho cả người thuê trọ. Ngoài ra, thỉnh thoảng chúng tôi được bố mẹ hai bên cho con gà nhà nuôi, vài chục quả trứng, gạo,... Thành ra, chi chợ búa của vợ chồng tôi cũng đỡ được đôi phần.

Tiền chi phí cỗ bàn, hiếu hỉ, về quê, mua sắm lặt vặt (những khoản này thường không cố định nên tuỳ từng tháng mà điều chỉnh) hết khoảng 2 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, vợ chồng tôi tiết kiệm được 18 triệu từ khoản thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Số tiền này chúng tôi gửi ngân hàng lấy lãi. Một năm, chúng tôi để ra được khoảng 230 triệu đồng/tháng tính cả tiền thưởng lễ Tết.

Sau 5 năm kiện trì thực hiện kế hoạch này, chi phí sinh hoạt tăng, tiền trọ tăng thì chúng tôi cũng tăng giá nhà trọ của khách, lương cũng được tăng lên nhưng hầu như không đáng kể, coi như bù vào phần chi phí sinh hoạt, tiền nuôi con nhỏ. Thành ra, đều đặn gia đình tôi mỗi tháng vẫn tiết kiệm được 18 triệu đồng.

Tròn 5 năm đi ở trọ và cho thuê trọ, vợ chồng chúng tôi sống tiết kiệm gần giống như thời sinh viên, không đi ăn nhà hàng, không du lịch, không mua sắm hoang phí, chúng tôi để dành được số tiền 1,3 tỷ đồng.

Tôi chọn mua được căn hộ chung cư 60 mét vuông với giá 17 triệu đồng/mét, cách cơ quan nơi tôi làm khoảng 12km (không quá xa trung tâm). Chi phí hoàn thiện nội thất các kiểu nữa vợ chồng tôi hết tròn 1,3 tỷ đồng là được xách vali vào ở.

Dù căn hộ chỉ 60 mét vuông, 2 phòng ngủ, phòng khác và bếp hơi nhỏ nhưng chúng tôi khá hài lòng vì mua được nhà mà không phải vay nợ.

Vợ chồng tôi xác định, giờ mới có một đứa con, con cũng mới chỉ hơn 1 tuổi nên căn hộ 2 phòng ngủ là khá hợp lý. Vài năm nữa nếu có tiền thì đổi căn hộ khác rộng rãi hơn, còn không cứ nhà ở này cũng không sao.

Theo Dương Thị Thoa (Hà Nội)/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Đà Nẵng: Tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

    (Xây dựng) - Sau khi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực, sáng 5/10, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy định chi tiết cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội bất động sản, Hội Môi giới bất động sản và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đón 6.400 căn hộ mới vào quý cuối năm 2024

    (Xây dựng) – Theo báo cáo thị trường mới công bố của Savills Việt Nam ghi nhận trong quý III/2024, nguồn cung căn hộ sơ cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 4.871 căn. Trong đó, phân khúc hạng B chiếm đa số nguồn cung với 60% thị phần, theo sau là hạng C với 38% và hạng A là 2% thị phần. Nguồn cung này tập trung chủ yếu ở khu Đông (thành phố Thủ Đức) và khu Tây (quận 6, Bình Tân).

  • Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương: Hạ khung giá thuê nhà ở xã hội xuống mức thấp nhất

    Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đề nghị nới rộng khung giá thuê nhà ở xã hội, hạ thấp nhất theo quy định của pháp luật để thu hút nhà đầu tư, có lợi cho người lao động về địa phương làm việc.

  • Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

  • Thanh Hóa: Tăng cường quản lý, kiểm soát tình hình giá bất động sản

    (Xây dựng) – Nhằm ngăn chặn hành vi đầu cơ “thổi giá”, làm nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 14201/UBND-CN tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.

  • Bình Xuyên (Vĩnh Phúc): Tập trung giải phóng mặt bằng dự án Khu nhà ở xã hội thôn Rừng Cuông

    (Xây dựng) – Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang tập trung, tuyên truyền vận động người dân nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội thôn Rừng Cuông, xã Thiện Kế. Đến nay, còn 2 hộ gia đình cá nhân không đồng ý với lý do đơn giá bồi thường, hỗ trợ thấp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load