Thứ năm 28/03/2024 22:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hết thời 'lót ổ' bằng ưu đãi

09:31 | 07/02/2023

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian tới đặt mục tiêu tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ hiện đại. Theo các chuyên gia, với mục tiêu này, những gì Việt Nam đang chuẩn bị để đón “đại bàng” là chưa đủ. FDI vào Việt Nam còn thiếu những “đại bàng” từ Mỹ, châu Âu.

Hơn 2 năm từ khi Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA) có hiệu lực, trái với những kỳ vọng đặt ra, bức tranh thu hút FDI từ châu Âu không có nhiều thay đổi. Số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) và Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu chỉ chiếm 2-5% tổng vốn FDI mà EU phân bổ trên toàn thế giới.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hết thời 'lót ổ' bằng ưu đãi
Thu hút FDI thời gian tới đặt mục tiêu tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao. Ảnh minh họa: Như Ý

TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, số lượng các dự án công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ nguồn từ các nước châu Âu, Mỹ... rất thấp (chỉ đạt khoảng 5%). Dự án FDI vào Việt Nam hiện chủ yếu là công nghệ trung bình, trong đó tỷ lệ lớn xuất xứ từ Trung Quốc; công nghệ lạc hậu chiếm tới 15%. “Dự án quy mô lớn còn ít, đến nay mới có khoảng 26 dự án FDI tỷ USD. Số này chiếm gần 70% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án nhỏ, siêu nhỏ”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, thu hút FDI đang đứng trước bài toán rất khó, làm sao để mang về nhiều vốn, nhưng đảm bảo mục tiêu có dự án lớn, công nghệ cao, tạo sức lan tỏa, chưa kể phải đáp ứng cả tiêu chí có thể chuyển giao công nghệ. Vừa qua, KH&ĐT đã đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài gồm 36 chỉ tiêu; trong đó có 25 chỉ tiêu về kinh tế, 7 chỉ tiêu về xã hội và 4 chỉ tiêu về môi trường.

Ông Thắng cho rằng, việc có bộ tiêu chí này là cần thiết, tạo màng lọc loại bỏ những nhà đầu tư mang rủi ro lớn về an ninh quốc phòng, xã hội. Dù có bộ tiêu chí rõ ràng về thu hút FDI nhưng sự chuẩn bị của Việt Nam vẫn chưa đủ để đón “đại bàng”.

“Chúng ta muốn hướng FDI vào khu vực công nghệ cao, nhưng lại không chuẩn bị “món ăn” cho họ. Như với công nghiệp điện tử, nhà đầu tư cần địa điểm thuận lợi, đi kèm hệ thống logistics, trung chuyển, lao động chất lượng cao. Chúng ta còn khá lúng túng khi phần lớn dự án quy mô lớn thời gian qua đều tự tìm đến Việt Nam. Phần lớn dự án quy mô lớn không nằm trong danh mục quốc gia các dự án kêu gọi FDI”, ông Thắng phân tích và cho rằng, khâu chuẩn bị thực hiện cần được quan tâm, làm hiệu quả hơn. “Nếu doanh nghiệp đầu tư dự án, các địa phương có ưu đãi gì, hạ tầng, chính sách ra sao cần chuẩn bị sẵn, để 3 tháng là có thể cấp phép. Hiện nay, dự án lớn mất 6-7 năm để cấp phép. Thời gian quá dài”, ông Thắng nêu thực trạng.

Ưu đãi không còn sức nặng

TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thời gian tới, trong thu hút FDI, chính sách ưu tiên, đãi ngộ sẽ không còn là thế mạnh. FDI thế hệ mới vào Việt Nam cần môi trường thể chế minh bạch, hạ tầng phát triển, lao động chất lượng cao. Theo ông Doanh, việc cải thiện môi trường đầu tư không thể dựa vào nỗ lực của địa phương như cách cạnh tranh thời gian vừa qua, tung ưu đãi về thuế, đất. Muốn cải thiện, cần sự hợp tác giữa các bộ, ban ngành.

Với việc đã có Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị và chương trình hành động của Chính phủ, mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, ông Doanh nhận định, khâu giám sát thực hiện cần được đẩy mạnh. “Tại chương trình hành động, ai làm gì, ai chịu trách nhiệm, nhà đầu tư, người dân cần được giám sát, bằng cách công khai thông tin trực tuyến, ứng dụng số hóa. Như cách làm trong đầu tư công, có thể tăng trách nhiệm của người đứng đầu”, ông Doanh nhấn mạnh.

Cùng với đó, bài toán làm sao để doanh nghiệp Việt tận dụng được lợi thế, tham gia vào chuỗi cung ứng thông qua FDI cũng là điều mà chuyên gia, doanh nghiệp băn khoăn. Ông Ngô Hữu Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Giza Việt Nam bày tỏ mong muốn, Chính phủ, bộ ngành lắng nghe, dành sự quan tâm về chính sách, tổ chức hoạt động xúc tiến, hợp tác giữa khu vực FDI và trong nước. “Có nhiều diễn đàn xúc tiến đầu tư được tổ chức nhưng nhiều cuộc chưa thực chất. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất phụ trợ không đủ điều kiện tham gia các chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn. Để phát triển công nghiệp phụ trợ, cơ quan quản lý cần hoạch định các nhà sản xuất có năng lực, tạo sự liên kết”, ông Hoàng thông tin.

Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 do Bộ KH&ĐT xây dựng đặt mục tiêu cụ thể là nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của một số quốc gia trong tổng số vốn FDI cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 - 2030, bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Phillipines; Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh; Hoa Kỳ.

Theo Việt Linh/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sẽ trình xin ý kiến Quốc hội về Quy hoạch Thủ đô tại Kỳ họp thứ 7

    Sau khi Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt, thành phố Hà Nội sẽ cụ thể hóa bằng những đề án, dự án, chuyên đề, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực nhằm sớm đưa Quy hoạch vào cuộc sống.

    09:45 | 28/03/2024
  • Bình Dương: Năm 2024 sẽ tập trung ba đột phá chiến lược

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 33 - khóa XI (mở rộng) diễn ra vào sáng 27/3, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực để khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ba khâu đột phá này phải được triển khai quyết liệt, có sự chuyển biến thực sự trong quý II và những tháng tiếp theo của năm 2024.

    21:51 | 27/03/2024
  • Nghệ An: Ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt và Công ty TNHH Công nghệ năng lượng mới Hainan Drinda (Trung Quốc) vừa tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II.

    21:43 | 27/03/2024
  • Thái Bình: Cơ hội hợp tác đầu tư với thành phố Hannover, CHLB Đức còn rất lớn

    (Xây dựng) – Đây là nhận định của TS. Nguyễn Mạnh Hải, Tham tán phụ trách bộ phận đầu tư của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức. TS. Nguyễn Mạnh Hải cho rằng, Thái Bình đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn ở miền Bắc Việt Nam vì tỉnh đã có khu kinh tế ven biển với quỹ đất công nghiệp đủ lớn, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng.

    19:24 | 27/03/2024
  • Thái Bình: Kết nối, kêu gọi đầu tư tại thành phố Hannover, CHLB Đức

    (Xây dựng) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức từ ngày 25 – 28/3, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Phòng Thương mại Hannover (IHK).

    19:19 | 27/03/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Kinh tế quý I/2024 tăng trưởng 6,54%, cao hơn dự báo

    (Xây dựng) – Theo Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Khắc Hoàng, quý I/2024, kinh tế Thành phố tăng trưởng mức 6,54%, cao hơn nhận định của các chuyên gia chỉ 5,5%.

    16:11 | 27/03/2024
  • Hà Tĩnh: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp mới chỉ đạt 47,27%

    (Xây dựng) - Hà Tĩnh hiện có 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 542ha, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy đến nay mới chỉ đạt 47,27%.

    14:27 | 27/03/2024
  • Công bố tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành Thang máy

    (Xây dựng) - Sáng 27/3, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành Thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

    14:25 | 27/03/2024
  • Ký kết quy chế phối hợp cung cấp than cho sản xuất điện

    (Xây dựng) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc vừa ký kết quy chế phối hợp các Ban Chỉ đạo điều hành cung cấp than cho sản xuất điện. Đây là nỗ lực của các bên trong việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chung sức đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

    14:23 | 27/03/2024
  • Thái Bình: Mở rộng quan hệ hợp tác với Cộng hòa liên bang Đức

    (Xây dựng) - Ngài Herrmann, Thị trưởng thành phố Hannover, Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức bày tỏ sẵn sàng hợp tác đầu tư vào Thái Bình trong thời gian tới; đồng thời mong muốn tỉnh Thái Bình sẽ dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về tiềm năng, thế mạnh của Hannover cũng như tham gia các hoạt động hội chợ để tăng cường hiểu biết, kết nối giao thương trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư.

    10:33 | 27/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load