Thứ ba 08/10/2024 03:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

Thông tin về việc 20.000 viên thuốc trị ung thư bị lưu kho đến hết hạn

21:23 | 03/05/2017

Gần đây, trên các phương tiện truyền thông phản ánh có gần 20.000 viên thuốc Tasigna 200mg được tài trợ, đặc trị chữa bệnh ung thư tại Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị gần 14 tỷ đồng tồn kho vì hết hạn sử dụng trong khi người bệnh không có thuốc để chữa.


Ảnh minh hoạ

Chiều 3/5, Bộ Y tế vừa có văn bản hỏa tốc gửi Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tiêu hủy 20.000 viên thuốc trị ung thư hết hạn.

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Đỗ Văn Đông, thông qua kênh thông tin báo chí, Cục Quản lý Dược nhận được phản ánh về việc Bệnh viện Truyền máu và huyết học Thành phố Hồ Chí Minh phải tiêu hủy 20.000 viên thuốc viện trợ Tasigna đặc trị ung thư hết hạn sử dụng do chậm trễ trong thủ tục xác nhận viện trợ của các cơ quan có thẩm quyền.

Để có thông tin chính thức cho người dân, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương rà soát và có báo cáo bằng văn bản về Vụ Bảo hiểm y tế và Cục Quản lý Dược trước ngày 7/5.

Trước đó, theo kết luận của Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, qua kiểm tra việc xuất sử dụng và quyết toán thuốc viện trợ tại khoa Dược, đến ngày 31/12/2015, kho thuốc của Bệnh viện Truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh còn tồn kho 19.997 viên Tasigna 200mg thuốc đặc trị ung thư, đã hết hạn sử dụng từ tháng 5/2015 với tổng trị giá là gần 14 tỷ đồng (theo đơn giá tháng 8/2015 là 700.037 đồng/viên).

Đây là số thuốc được nhập về dưới hình thức viện trợ phi dự án bằng thuốc điều trị bệnh Bạch cầu mãn dòng tuỷ (CML).

Gần 20​.000 viên thuốc có giá trị gần 14 tỷ đồng để hết hạn sử dụng là một sự lãng phí đối với bệnh nhân bị bệnh Bạch cầu tủy mạn, bởi họ phải dùng 3-4 viên/ngày, mỗi viên thuốc có giá hơn 700.000 đồng.

Nếu không nằm trong chương trình miễn phí hoặc không có bảo hiểm y tế chi trả, bệnh nhân sẽ phải trả tiền thuốc từ 2-3 triệu/ngày.

Theo THÙY GIANG (VIETNAM+)

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load