Thứ sáu 08/12/2023 10:08 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thông qua Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050

09:40 | 17/02/2023

(Xây dựng) - Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh Hà Giang vừa bỏ phiếu đồng ý thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, xác định quan điểm phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang theo hướng xanh, bền vững trên cơ sở phát huy nội lực của tỉnh cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Trung ương và thu hút các nguồn lực khác.

Thông qua Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050
Thẩm định Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bản quy hoạch được lập theo cách tiếp cận tích hợp, đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch, nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022.

Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một số đột phá, nhiệm vụ trọng tâm như ưu tiên phát triển 06 cụm ngành, lĩnh vực quan trọng (Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; Phát triển du lịch; Phát triển kinh tế biên mậu; Ngành công nghiệp - xây dựng; Các ngành dịch vụ; Ngành giáo dục và đào tạo).

Quy hoạch tập trung vào 4 trụ cột tăng trưởng: Hạ tầng giao thông và hạ tầng số; du lịch bản sắc và đẳng cấp; hình thành chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc trưng phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của vùng; xây dựng phát triển các đô thị mang kiến trúc bản sắc (biên giới, núi cao, dân tộc) và hiện đại. Đẩy mạnh liên kết phát triển vùng và tăng cường mở cửa, hội nhập; tận dụng tốt nhất cơ hội, thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực để tạo ra đột phá, lợi thế so sánh phát triển. Chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo các lợi thế so sánh. Tận dụng công nghệ số để tiếp cận, kết nối các thị trường trong nước và quốc tế. Nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện sinh kế cho người dân và an sinh xã hội, y tế; giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong đồng bào dân tộc của tỉnh, thúc đẩy giảm nghèo; đẩy mạnh tiến bộ và công bằng xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử-văn hóa và cách mạng; coi trọng phát triển KT-XH, văn hóa, đời sống và kết cấu hạ tầng vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, các vùng khó khăn và chậm phát triển.

Một số mục tiêu phát triển quan trọng đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 8%/năm. Cơ cấu kinh tế: Ngành nông - lâm - thủy sản khoảng 22%; ngành công nghiệp - xây dựng khoảng 29%; ngành dịch vụ khoảng 44%; thuế và trợ cấp khoảng 5%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 95 triệu đồng, bằng 45% so với cả nước. Giai đoạn 2021 - 2030, tăng trưởng năng suất lao động đạt khoảng 7%/năm. Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2030 đạt 6.000 tỷ đồng. Nhu cầu huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2030 trên 132 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ đầu tư trên GRDP bình quân khoảng 30%/năm. Khách du lịch năm 2030 đạt khoảng 5 triệu lượt người…

Ngoài ra, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030 lựa chọn 3 khâu đột phá là: Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông (đường cao tốc, sân bay…), hạ tầng đô thị, hạ tầng thương mại cửa khẩu, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng số. Phát triển du lịch bản sắc, đẳng cấp; phát triển nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao sản xuất theo chuỗi giá trị. Tạo sinh kế, giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đồng thời xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, 4 trụ cột, 4 trục động lực tăng trưởng, 4 cực phát triển và phương hướng phát triển các lĩnh vực trọng tâm của tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Hà Giang được chuẩn bị công phu, bài bản, nghiêm túc, thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030. Từ đó, mở ra những cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho tỉnh.

Huy Trung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Cam kết trình duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án Công viên Đống Đa vào tháng 4/2024

    (Xây dựng) - Sáng 7/12, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hà Nội khóa XVI, lãnh đạo UBND quận Đống Đa cam kết đến tháng 4/2024 sẽ trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án Công viên Đống Đa.

  • Quảng Ngãi thông qua Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp rộng 2.335ha

    (Xây dựng) – Khu công nghiệp Bình Hòa - Bình Phước thuộc địa bàn các xã: Bình Thanh, Bình Phước, Bình Hòa, Bình Trị (huyện Bình Sơn). Được định hướng phát triển công nghiệp tổng hợp, đa ngành (chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao), phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với công nghiệp Đông Dung Quất.

  • Sẽ xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND Thành phố xem xét, thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065. Nổi bật có nội dung xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng, kết nối hai bên bờ sông Hồng...

  • Vĩnh Phúc: Phấn đấu đến đầu những năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    (Xây dựng) – Tại Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 43/NQ-HĐND về Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 nhằm phát huy các thế mạnh, tiềm năng, thu hút các nguồn lực, nâng cao thu nhập, phúc lợi của người dân và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII.

  • Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch không gian ngầm tại phân khu số 2 thành phố Bắc Giang

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu số 2, thành phố Bắc Giang, tỷ lệ 1/2.000.

  • Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam: Những dấu ấn phát triển

    (Xây dựng) - Quá trình đổi mới, công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước luôn gắn liền với quá trình đô thị hóa của Việt Nam. Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ này thì công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng cũng rất quan trọng và cần thiết. Ngày 02/02/1998, tại Quyết định số 24/1998/QĐ – TTg, Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam. Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, Hội luôn đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển hệ thống đô thị nông thôn Việt Nam.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load