Từ trước đến nay, nhà ở trong những trường hợp khẩn cấp sau thiên tai được hình thành một cách mong manh, tạm bợ gồm những túp lều nhỏ. Nhưng giờ đây, những khu lều đó có thể là khu định cư của quá khứ khi các kiến trúc sư gần đây đã miệt mài nghiên cứu để thiết kế và tạo ra một khu cư trú di động, dễ lắp ráp, bền, thoải mái, tiện nghivà làm bằng vật liệu thân thiện môi trường. Những mẫu thiết kế khu cư trú sau đây sẽ chứng minh rằng con người có thể sẽ không phải sống như người tị nạn tồi tàn sau thảm họa của các cơn bão, động đất và thiên tai tấn công khác. Trong số những mẫu thiết kế này, có một số loại đã từng được ứng dụng thực tế nhưng cũng có những thiết kế đang được nghiên cứu. Nhưng dù sao, đây cũng là những khái niệm về thiết kế nhà ở dành cho cộng đồng dân cư sau thảm họa thiên tai mà các kiến trúc sư cần tham khảo.
Nhà ở cao tầng Mastondon
Làm thế nào đểchứa đựng được càng nhiều người càng tốttrong một quỹ đất hạn hẹp? Tính đi tính lại, các kiến trúc sư vẫn lại phải quay về giải pháp là công trình cao tầng - nhưng nhà cao tầng làm sao di động? Không hẳn, mẫu nhà có tên gọi là “Hệ thống Phúc đáp Nhanh” MASTODON. Thiết kế bởi các kiến trúc sư Adrian Ariosa và doy Laufer (Los Angeles), tòa nhà chọc trời di động nằm trên một đế của một loại phương tiện chuyên chở trên mọi địa hình và có thể vận chuyển cấu trúc nhà cao tầng này đến khu vực cần thiết. Đây là cấu trúc thiết kế bao gồm các tấm pin năng lượng mặt trời, tua bin gió và hệ thống thu gom nước mưa để có thể độc lập năng lượng và nước sinh hoạt.
Nhà ở có thể tháo dời
Bắt đầubằng các tấm hình tam giác nhỏ, gọn nhưng mở ra thành những tấm lớn từ 5-10m để ghép thành những căn phòng cư trú. Đó là các căn phòng khôngchỉ sử dụng cho nhiều năm mà còncó thểđược sử dụng làm khu cư trú nhà ở thường xuyên, lâu bền. Kiến trúc sư Deborah Gans và Matthew Jelacic (Pháp) đã tạo ra khái niệm nhỏ gọn này trong cuộc thi “Kiến trúc cho Nhân loại” sau khi nghiên cứu nhà ở dành cho thảm họa thiên tai ngắn hạnvà dài hạn. Các cấu trúc nhà ở này sử dụng tiện lợi,dễ dàng ngay cả đối với người cao tuổi và có hệ thống cột đủ mạnh để hỗ trợ kết cấu sử dụng lâu dài.
Nhà ở BiniShelter
Nhàở cho thiên tai cần thiết phải là nhà ở di động, chi phí thấp và dễ dàng lắp ráp. Tất cả những tính năng đó biểu hiện trong mẫu nhà ở 'BiniShelter'có cấu trúc tương tự như một khu cư trú lâu dài nhưng quá trình lắp ráp chỉ trong vòng 30 phút. Thiết kế bởi kiến trúc sư lỗi lạc Dante Bini (Ý), ngôi nhà có thể được làm từ vật liệu sẵn có bất cứ và có thể tùy biến thành những cấu trúc lớn như trường học, bệnh viện. Ngoài ra, tính năng nổi trội của thiết kế nhà ở này là cấu trúc nổi trong nước.
Nhà ở Superadobe
Để xây dựng nên một khu cư trú khẩn cấp,đơn giảnnhưng phải tối đahóa sự an toàn với những tác động tối thiểuvề môi trường, điều quan trọng là phải chọn vật liệu tự nhiên và sẵn có nhằm để tối đa không gian sử dụng. Đó là cấu trúc nhà ởgiống như một tổ ong hoặc vỏ con sò biển. Kiến trúc sư lỗi lạc NaderKhalili(Iran) -tác giả của kiến trúc nhà ở khẩn cấp đã tạo ra một khu cư trú có chi phí thấp, thân thiện môi trường được gọi là Superadobe.
Nhà ở Metaplate
Khu cư trú thiên tai có tên gọi 'Metaplate' của kiến trúc sư Kelvin Yong (Singapore) được làm từ vật liệu bền vững nhưngkhông tốn kém. Đó là vật liệu giống như các-tông có tráng lớp nhựav ới cácống cho hệ thống thoát nướcvà các tiện nghi cần thiết khác.Nhà ở lắp ghép này chỉ đơn giản là những tấm ghép thành một cấu trúc hình chữ nhật để dễ dàngvận chuyển và lắp ráp.
Nhà ở tái chế
Khôngchỉ là một cấu trúc nhà khẩn cấp được làm từ bốn phần lắp ráp cơ bản có cân nặng không quá 30kg- hoàn toàn có thể tái chế. Nhà ở khẩn cấp này có độ trong mờ cho phép ánh sáng tự nhiên thâm nhập tối đa. Đây là cấu trúc có thể kết nối nhiều lều nhỏ thành một lều lớn cho mục đích sử dụng tập thể.
Nhà ở MyHab
Đây là mẫu hình cư trú nhỏ nhưng sử dụng đa mục đích.Được làm từ nhựa tái chế và các-tông chống thấm, mô hình nhà ở có tên gọi là MyHabcó cả khu tắm rửa thuận tiện. Đây là cấu trúc phân huỷ sinh học nên có thể loại bỏtất cả một khi không cần thiết. Đây là mô hình thích hợp cho những khu ít xảy ra thiên tai nhưng để dự phòng.
Nhà ở Hình cầu
Sau khi thảm họa xảy ra, các thành viên của một cộng đồng đặc biệt là các gia đình cảm thấy có nhu cầu mạnh mẽ đối với việc cùng nhau chia sẻ và hỗ trợ, động viên lẫn nhau.Lấy ý tưởng từ tình cảm đó, các kiến trúc sư đã thiết kế nên một khu nhà ở mang tính xã hội hóa cao. Đó là nhà ở hình cầu có thể đáp ứng nhu cầu này. Nhà ở hình cầu đơn giản là một cấu trúc hình tròn nối tiếp các khoang đơn lẻ trong một không gian trung tâm. Nhóm các gia đình có được nơi trú ẩn ở đây được yêu thương trong cộng đồng gặp nạn và sẽ có cảm giác ấm cúng phần nào.
Nhàở giấy
Sử dụng nhà giấy cho các thiên tainhư động đất nghe có vẻ như một trò đùa và không thiết thực nhưng mô hình nhà giấydo kiến trúc sư Shigeru Ban (Nhật) đã chứng minh rằng nhà giấy do ông thiết kế rất mạnh mẽ, bền, rẻ và đơn giản để xây dựng nơi trú ẩn khẩn cấp. Mô hình nhà ở này của Ban đã được sử dụng ở khắp mọi nơi từ Rwanda đến Kobe, Nhật Bản.
Nhà ở UberShelter
Trên đây làmột mô hình cư trú khẩn cấp trông giống như lều cho khu cắm trại cao cấp hoặc nhàở lắp ghép quy mô nhỏ. Thiết kế bởi Rafael Smith(Mỹ) sử dụngvật liệu tái chế và tái sử dụng tạo nên cấu trúc của các bức tường gấp mở rất tiện lợi có tên gọi là UberShelter. Ngoài ra, còn có tính năng cho mưa, che nắng bằng vải có thể xếp chồng lên nhau thành nhà ở nhiều tầng.
Khánh Phương
Theo baoxaydung.com.vn